Rate this post

Một doanh nghiệp muốn tồn tại được thì nhất định phải xây dựng thương hiệu của mình. Thương hiệu là nền tảng cho các chiến dịch kinh doanh và chiến dịch truyền thông – marketing. Sự thành công hay thất bại của các công ty trong việc xây dựng thương hiệu đều để lại những bài học quý giá dành cho tất cả chúng ta. Dưới đây là top 10 bài học khi xây dựng thương hiệu. Hãy cùng chúng tôi điểm qua nhé!

Bài viết liên quan

>> Top 10 slogan làm nên thương hiệu doanh nghiệp

>> 10 lý do cho thấy tầm quan trọng của thương hiệu

>> Top 10 yếu tố làm nên thương hiệu

Thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp

Những gì khách hàng cảm nhận và suy nghĩ về một doanh nghiệp chính là thương hiệu. Thương hiệu là điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nhờ có thương hiệu, những giá trị mà một doanh nghiệp theo đuổi được truyền tải đến khách hàng. Nói một cách khác, thương hiệu chính là linh hồn của một doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh và chiến lược truyền thông – marketing đều dựa trên nền tảng thương hiệu.

Cộng đồng thương hiệu cũng được hình thành nhờ vào thương hiệu. Chỉ cần có cộng đồng thương hiệu vững mạnh thì công ty có nhiều thuận lợi để phát triển hơn. Những thành viên trong cộng đồng thương hiệu có nhiều tình cảm với doanh nghiệp bạn nên họ sẵn sàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của bạn.

Thương hiệu là linh hồn của một doanh nghiệp

Thương hiệu do nhiều yếu tố hình thành

Thương hiệu được doanh nghiệp xây dựng và giữ gìn trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Chính vì thế mà có nhiều yếu tố giúp hình thành nên thương hiệu. Trước hết, thương hiệu của một doanh nghiệp được hình thành bằng bộ nhận diện thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu này dựa trên bản sắc và những triết lý kinh doanh mà một doanh nghiệp theo đuổi. Bộ nhận diện thương hiệu gồm nhiều sản phẩm khác nhau như logo, slogan, bảng hiệu, đồng phục, bao bì,…Sự sáng tạo là nền tảng để tạo ra dấu ấn của doanh nghiệp so với những đối thủ khác trên thị trường.

Chất lượng sản phẩm – dịch vụ là yếu tố hàng đầu để hình thành nên thương hiệu của một doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm tốt góp phần tạo nên uy tín của một doanh nghiệp, là tiền đề hình thành nên thương hiệu.

Ngoài ra, những quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo doanh nghiệp còn là nền tảng để thương hiệu được lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Thương hiệu do nhiều yếu tố hình thành

Top 10 bài học khi xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là một công việc không hề dễ dàng gì. Có rất nhiều yếu tố để hình thành nên thương hiệu của một doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của một công ty khi xây dựng thương hiệu đều để lại những bài học quý giá cho chúng ta. Dưới đây là top 10 bài học khi xây dựng thương hiệu.

Cần xác định được bản chất và các giá trị cốt lõi

Thương hiệu là bản sắc và triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì thế trước khi đặt tên thương hiệu và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thì doanh nghiệp cần xác định rõ mình là ai, thế mạnh của mình là gì, những giá trị cốt lõi làm nên sự khác biệt của doanh nghiệp mình là gì,…Có như thế thì doanh nghiệp mới tạo được nền tảng vững chắc cho việc xây dựng thương hiệu và triển khai các hoạt động kinh doanh của mình. Thường thì trong khâu này, các agency sẽ đưa ra nhiều lời khuyên khác nhau dành cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xác định được bản sắc của mình

Nghiên cứu thị trường là điều cần thiết

Một điều quan trọng mà một doanh nghiệp phải làm được chính là phải tạo được sự khác biệt so với các đối thủ trên thị trường. Điều này không chỉ đến từ ý tưởng sáng tạo mà còn bắt nguồn từ việc nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường để biết được những thứ mà lĩnh vực mình kinh doanh còn thiếu, để biết được nhu cầu của khách hàng, biết được đâu là hướng đi tốt nhất dành cho mình,…Đây là một điều vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể xác định được rõ ràng được vị thế, tầm nhìn và sứ mệnh của mình.

Nghiên cứu thị trường là điều cần thiết

Tên thương hiệu được xây dựng một cách súc tích

Thương hiệu là yếu tố quan trọng để khách hàng phân biệt bạn với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Do đó, tên thương hiệu phải được đặt một cách dễ đọc và súc tích. Thương hiệu phản ánh bản sắc và các giá trị mà một doanh nghiệp theo đuổi. Chính vì thế mà tên thương hiệu cần làm nổi bật được đặt tính của doanh nghiệp và giúp khơi gợi được cảm xúc của người xem. Một cái tên thương hiệu được đặt quá xa lạ và không dễ đọc thường dẫn đến sự thất bại do người tiêu dùng không thể ghi nhớ được.

Thông thường, trước khi chính thức công bố tên thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu thì doanh nghiệp thường nhận được sự tư vấn từ các agency uy tín.

Tên thương hiệu cần làm nổi bật được đặt tính của doanh nghiệp

Thương hiệu cần được đầu tư xứng đáng

Thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp, là nền tảng cho sự phát triển và hình thành cộng đồng thương hiệu – brand community. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về nội dung lẫn hình thức của thương hiệu. Hai yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu chính là bộ nhận diện thương hiệu và chất lượng sản phẩm – dịch vụ. Chất lượng của sản phẩm – dịch vụ cả về nội dung lẫn hình thức luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên niềm tin ở khách hàng.

Còn bộ nhận diện thương hiệu là điều cần thiết để người tiêu dùng có thể nhận biết được doanh nghiệp bạn, hiểu rõ những giá trị mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng của mình.

Thương hiệu cần được đầu tư xứng đáng

Thương hiệu có thể được xây dựng dựa trên tinh thần dân tộc

Tinh thần dân tộc, yếu tố văn hóa có thể là những nền tảng để doanh nghiệp bạn định hướng con đường xây dựng thương hiệu đấy. Những thương hiệu được xây dựng dựa trên tinh thần dân tộc nhận được rất nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu theo hướng này mà ta có thể kể ra như tập đoàn Vingroup, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline, tập đoàn Vinamilk, Bitis. Logo Vingroup thể hiện rõ mong ước nâng cao các giá trị Việt trên trường quốc tế với hình ảnh cánh chim Việt không ngừng bay lên cao và bay xa hơn.

Vingroup xây dựng thương hiệu dựa trên giá trị Việt

Xây dựng thương hiệu cần có sự nhất quán

Thương hiệu là linh hồn, là nền tảng cho các chiến lược kinh doanh và chiến lược truyền thông – marketing của một doanh nghiệp. Chính vì thế mà tất cả hình ảnh và các hoạt động của doanh nghiệp phải có sự nhất quán về mặt thương hiệu. Điều này được áp dụng từ trên xuống dưới, từ công ty mẹ đến cả công ty con và các văn phòng đại diện. Có như thế thì bạn mới tạo được sự chuyên nghiệp và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác của mình. Ngay cả khi doanh nghiệp bạn quyết định thay đổi bộ nhận diện thương hiệu thì sự nhất quán vẫn là yếu tố quan trọng.

Sự nhất quán là điều quan trọng để xây dựng thương hiệu

Mở rộng thương hiệu ra các cộng đồng bên ngoài

Một doanh nghiệp được thành lập trước hết là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nơi nó được thành lập, mà ở đây chính là quốc gia mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của doanh nghiệp, thương hiệu có thể được mở rộng ra các thị trường bên ngoài. Dùng bản sắc của mình một cách khéo léo để chinh phục người tiêu dùng ở các thị trường khác chính là chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Nhờ phương pháp này, thương hiệu được lan tỏa mạnh hơn mẽ hơn bao giờ hết. Có thể ví dụ như doanh nghiệp Foody sau khi thành công trong việc chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam thì ban lãnh đạo Foody đã mở rộng phạm vi hoạt động sang thị trường Thái Lan và Indonesia.

Thương hiệu có thể được mở rộng ra bên ngoài

Bộ nhận diện thương hiệu có thể thay đổi

Khi chiến lược kinh doanh thay đổi và doanh nghiệp muốn thổi một làn gió mới đến khách hàng của mình thì thường dẫn đến việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Một điều quan trọng trong việc thay đổi này chính là phải đảm bảo được tính đồng nhất và sự kế thừa những giá trị từ bộ nhận diện thương hiệu cũ. Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu nhằm để phát triển doanh nghiệp lên tầm cao mới, phù hợp với sự lớn mạnh của một công ty.

Chiến lược kinh doanh thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi của bộ nhận diện thương hiệu

Thương hiệu còn gắn liền với văn hóa doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố góp phần tạo nên thương hiệu của một doanh nghiệp. Hình ảnh đặc trưng và sự khác biệt mạnh mẽ của tổ chức được thể hiện thông qua văn hóa doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi là mô hình kinh doanh là hai yếu tố quan trọng giúp hình thành nên văn hóa của một doanh nghiệp. Nếu như văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Viettel là tính kỷ luật nghiêm minh như quân đội thì văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT chính là tinh thần đồng đội và tính dân chủ.

Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố giúp hình thành thương hiệu

Tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp là điều quan trọng

Cần có sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu không thể tách rời mới quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Tầm nhìn và sứ mệnh của một doanh nghiệp hướng đến là để đáp ứng một nhu cầu hay giải quyết một vấn đề nào đó của người tiêu dùng. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần hiểu được tâm lý của khách hàng để có thể định hướng phát triển đúng đắn. Còn khách hàng là đối tượng phản hồi lại các sản phẩm phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Những góp ý của khách hàng luôn là tư liệu quan trọng để doanh nghiệp tham khảo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây