Trong những năm gần đây, doanh nghiệp luôn tìm kiếm những hình thức marketing mới lạ, tạo được ấn tượng trong tâm trí của người tiêu dùng. Một trong những hình thức được các doanh nghiệp ưa chuộng chính là sử dụng mascot để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, và các dịch vụ của doanh nghiệp. Mascot không chỉ đại diện cho bản sắc của doanh nghiệp mà còn giúp thu hút được nhiều khách hàng. Nhiều mascot đã trở thành biểu tượng, linh hồn của các công ty. Hãy cùng tienaoplus.com điểm qua 10 mascot dễ thương nhất của các nhãn hàng nhé!
Bài viết liên quan
>> Top 10 phần mềm đồ hoạ được ưa chuộng nhất
>> Top 10 website tự học thiết kế uy tín nhất
>> Top 10 xu hướng thiết kế năm 2018
Mascot là gì?
Mascot (hay còn được gọi là linh vật) là một hình thức rất quen thuộc với chúng ta hiện nay. Hiểu một cách đơn giản, một hình thức biểu tượng mang ý nghĩa tốt lành, may mắn thì được xem là mascot. Mascot có thể là động vật, thực vật, đồ vật,…Thông thường, người ta thường lựa chọn động vật được thiết kế một cách ngộ nghĩnh, đáng yêu để làm linh vật. Và người mặc những trang phục mascot thường thực hiện các hoạt động hoạt náo nhằm đem lại sự thu hút và tiếng cười cho mọi người.
Những mascot đáng yêu thường được lựa chọn để đại diện cho bản sắc và các giá trị của một nhóm hay một cộng đồng nào đó. Nhật Bản là một trong những quốc gia sở hữu nhiều mascot nhất thế giới. Nét nổi bật ở Nhật Bản chính là văn hóa Kawai (Đáng yêu), do đó mascot của họ cũng mang những nét dễ thương. “Loose mascot character” (tạm dịch: những linh vật đáng yêu) trong tiếng Nhật được gọi là Yurukyara. Đây là một trong những lý do hấp dẫn du khách nước ngoài tìm đến Nhật Bản.
Hơn nữa, các sự kiện quan trọng thường xuất hiện các mascot để thể hiện tinh thần của sự kiện đó như mascot Báo hoa mai Zakumi tại sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh Fifa World Cup 2010 tại Nam Phi. Mascot này tượng trưng cho nhiều ý nghĩa khác nhau. Tên của linh vật này gồm hai yếu tố “Za” và “kumi”. Trong khi “Za” là tên miền của Nam Phi, thì “kumi” tượng trưng cho số 10 trong nhiều ngôn ngữ khác nhau tại châu Phi. Việc lựa chọn màu vàng và màu xanh lá cây lấy ý tưởng từ trang phục của đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Phi.
Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có sử dụng các mascot để đại diện cho bản sắc và các giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi, đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty,…Các mascot theo hình thức này vừa gần gũi vừa giúp quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
Mascot Zakumi tại Fifa World Cup 2010 tại Nam Phi
Bắt đầu khi nào người ta sử dụng mascot cho việc kinh doanh?
Những con rối cỡ nhỏ kết hợp với những nhân vật được yêu thích chính là ý tưởng ban đầu để ra đời mascot. Lĩnh vực đầu tiên sử dụng mascot chính là thể thao, mà cụ thể chính là bóng đá. Chính từ sự thành công trong việc tạo ra bầu không khí sôi động cho các sự kiện thể thao mà mascot đã dần được sử dụng trong các lĩnh vực khác, trong đó có cả kinh doanh. Ngày nay, nhiều mascot không chỉ giúp thu hút khách hàng mà còn trở thành biểu tượng của cả một doanh nghiệp.
Trong kinh doanh, có rất nhiều hình thức marketing khác nhau giúp lan tỏa thương hiệu như video phim hoạt hình, TVC quảng cáo, profile doanh nghiệp, bảng hiệu,…Tuy nhiên, nhiều lúc các hình thức trên không đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì thế, các doanh nghiệp tìm kiếm những hình thức mới lạ và mang lại hiệu quả hơn, và mascot chính là một trong phương án truyền thông mới. Hai yếu tố khiến mascot vô cùng thích hợp cho việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp chính là dễ dàng tạo dấu ấn trong tâm trí của khách hàng và tạo được ấn tượng về thương hiệu.
Với mascot, các doanh nghiệp đạt được những lợi ích như sau:
♦ Mascot truyền tải bản sắc và các giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi, đại diện cho các đặc trưng của sản phẩm.
♦ Mascot có thể trở thành biểu tượng, linh hồn của doanh nghiệp.
♦ Tạo được sự chú ý và để lại ấn tượng trong tâm trí của khách hàng.
♦ Giúp cho doanh nghiệp thêm màu sắc trẻ trung, sôi động, và gần gũi với người tiêu dùng hơn.
♦ Tạo sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp.
♦ So với một số hình thức marketing khác thì mascot có giá thành rẻ hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động khác.
Mascot truyền tải bản sắc của nhóm người hay cộng đồng người
Top 10 mascot dễ thương nhất của nhãn hàng
Mascot là một hình thức marketing được nhiều nhãn hàng sử dụng. Nhiều linh vật dễ thương, ngộ nghĩnh đã trở thành biểu tượng của doanh nghiệp. Dưới đây là 10 mascot dễ thương nhất của các nhãn hàng.
Chú sóc nhảy Chipmunk
Hipmunk là một công ty được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp thông tin du lịch nhanh và chính xác. Ưu điểm của Hipmunk là có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho khách hàng khi lên kế hoạch du lịch như các chuyến bay, nơi ở, chi phí,…Giao diện đẹp mắt của website chính là một trong những điểm thu hút khách hàng. Đặc biệt, một trong những điểm thú vị của doanh nghiệp này chính là mascot chú sóc nhảy Chipmunk vô cùng đáng yêu. Chipmunk vốn là những động vật đáng yêu, năng động. Điều này rất thích hợp cho một công ty chuyên cung cấp những thông tin nhanh và chính xác về du lịch như Hipmunk.
Chú sóc nhảy Chipmunk
Chú thỏ Mi dễ thương
Xiaomi Inc là một công ty tư nhân được thành lập bởi tám đối tác vào năm 2010, chuyên sản xuất hàng điện tử, và có trụ sở chính ở Bắc Kinh. Tháng 8 năm 2011, chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của Xiaomi chính thức được ra mắt. Hiện nay Xiaomi đã trở thành một trong những hãng sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, bên cạnh những cái tên như Apple, Samsung,…Xiaomi thật ấn tượng trong tâm trí của khách hàng với linh vật chú thỏ Mi. Mi được thiết kế vô cùng dễ thương và gần gũi. Trong tiếng Trung, gạo chính là ý nghĩa của Mi, trong khi tên hãng có nghĩa là cây kê.
Chú sóc nhảy Chipmunk
Chú chim cánh cụt Tencent
Tencent Holdings Limited là công ty đa lĩnh vực và có trụ sở chính ở Thâm Quyến, Quảng Đông. Một số lĩnh vực kinh doanh chính của Tencent chính là truyền thông, giải trí, internet, quảng cáo trực tuyến,…Tencent đã được định giá cao hơn Facebook 1 tỷ USD vào năm 2017. Mascot đại diện cho Tencent chính là chú chim cánh cụt vô cùng dễ thương. Linh vật này gắn liền với một trong những sản phẩm thành công nhất của Tencent, QQ. 800 triệu người chính là số lượng người dùng QQ sau hơn 15 năm ra mắt và hoạt động. Chính vì thế mà cái tên “đế chế của chú chim cánh cụt” đã được dùng để gọi QQ.
Chú chim cánh cụt Tencent
Chú chim nổi tiếng đại diện cho Twitter
Trong thời đại công nghệ số, các mạng xã hội ngày càng phát triển. Một trong những mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay chính là Twitter. Đọc, nhắn tin, và tổng hợp những mẫu tin nhắn nhỏ chính là những tính năng của trang mạng xã hội trực tuyến Twitter. Hiện nay, Twitter có 35 công ty khắp thế giới, và trụ sở chính tại San Francisco. Mascot tượng trưng cho Twitter chính là chú chim xanh vô cùng đáng yêu. Chú chim này mang ý nghĩa “Tiếng hót của chú chim làm bùng nổ công nghệ giao tiếp mạng xã hội”.
Chú chim nổi tiếng đại diện cho Twitter
Chú chim cánh cụt Tux
Linux là một hệ điều hành máy tính, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1991 do Linus Torvalds thiết kế. Linh vật của hệ điều hành này chính là chú chim cánh cụt Tux. Mascot này diễn tả một chú cánh cụt vui vẻ và hài lòng sau khi được ăn uống no say.
Chú chim cánh cụt Tux
Những chú chim giận dữ Angry Birds
Rovio Entertainment là một công ty sản xuất game được thành lập vào năm 2003 bởi Niklas Hed, Jarno Väkeväinen, và Kim Dikert. Công ty có trụ sở tại Phần Lan. Sản phẩm tạo nên tên tuổi của Rovio chính là những chú chim giận dữ. Linh vật này gây thu hút bởi tạo hình độc đáo và ngộ nghĩnh.
Những chú chim giận dữ Angry Birds
Chú cú Owly
Hootsuite là một công ty chuyên cung cấp những giải pháp quản trị mạng xã hội cho các doanh nghiệp. Công ty này được thành lập bởi Ryan Holmes vào năm 2008. Linh vật của công ty chính là chú cú Owly. Mascot này mang những bản sắc của doanh nghiệp Hootsuite, đó là sự đáng tin cậy và sự độc đáo.
Chú cú Owly
Android Robot
Android chính là một trong những hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay dành cho điện thoại thông minh. Để có thể phù hợp cho các thiết bị có màn hình cảm ứng như smartphone và máy tính bảng, Android đã được thiết kế dựa trên nền tảng Linux. Logo cũng như là mascot của Android chính là chú robot màu xanh vô cùng dễ thương. Các biển hiệu của các nhà vệ sinh công cộng chính là cảm hứng cho nhà thiết kế Irina Blok và đội của cô tạo nên logo Android từ ý tưởng “robot và thứ gì dễ nhận ra”
Android Robot
Anh chàng Mario của Nintendo
Nintendo là một trong những công ty sản xuất game video lớn nhất thế giới do Fusajiro Yamauchi thành lập vào năm 1889. Mascot đầu tiên và cũng là nổi tiếng nhất của Nintendo chính là anh chàng Mario. Linh vật này được tạo ra bởi nhà thiết kế bậc thầy Shigeru Miyamoto, và đã xuất hiện trong gần 200 tựa game khác nhau. Ngày nay, Mario còn là biểu tượng cho tất cả trò chơi điện tử nói chung ở Nhật.
Anh chàng Mario của Nintendo
Chú hổ Tony – Tony the Tiger
Kellogg’s là một trong những thương hiệu gắn liền với những sản phẩm dành cho buổi sáng, và những sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc. Mascot của họ được ra đời vào năm 1952, đó chính là chú hổ Tony. Điểm đặc biệt gắn liền với linh vật này chính là câu nói giúp người tiêu dùng dễ dàng liên tưởng đến tiếng gầm gừ của loài hổ: “They’re gr-r-reat” (Thật ng-gon).