Rate this post

Thúc đẩy hợp tác để phát triển kinh tế chính là mục đích của các diễn đàn kinh tế trên khắp thế giới. Hằng nằm, nhiều diễn đàn kinh tế được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhân vật quan trọng. Mỗi diễn đàn sẽ có cách thức hoạt động khác nhau. Các vấn đề thời sự thường là chủ đề được bàn luận nhằm tìm ra hướng giải quyết. Dưới đây là top 10 diễn đàn kinh tế uy tín nhất. Hãy cùng tienaoplus.com tìm hiểu nhé!

Bài viết liên quan

>> Top 10 kênh truyền thông hỗ trợ bán hàng

>> 10 dịp mua hàng rẻ trong năm bạn nên biết 

>> 10 case study kinh doanh thành công 

Diễn đàn kinh tế thế giới WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới WEF là một trong những diễn đàn kinh tế uy tín nhất. WEF có tên đầy đủ là World Economic Forum. Đây là một tổ chức hoàn toàn phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1971. Davos, bang Geneva, Thụy Sỹ chính là trụ sở chính của tổ chức thực hiện diễn đàn kinh tế thế giới này. Klaus Martin Schwab chính là người có công rất lớn trong việc thành lập nên diễn đàn này. Các vấn đề thời sự quốc tế bao gồm cả y tế và môi trường, thường là các chủ đề bàn luận chính ở diễn đàn kinh tế này. Đối tượng tham gia diễn đàn này bao gồm các nhà lãnh đạo quốc gia, những người đứng đầu tập đoàn lớn trên thế giới, các nhà nghiên cứu, phóng viên,….Tạo ra mối quan hệ hợp tác kinh tế trên toàn thế giới là mục đích hoạt động của diễn đàn kinh tế WEF.

Diễn đàn kinh tế thế giới WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á

Diễn đàn kinh tế thế giới ngoài hội nghị thường niên tổ chức ở Davos, Thụy Sĩ thì còn được phân chia theo 4 khu vực khác nữa. Bốn khu vực đó bao gồm Đông Á, châu Phi, Mỹ Latinh, và Trung Đông. Tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực Đông Á chính là mục đích của diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á. Nước ta đã từng tổ chức thành công WEF Đông Á vào năm 2010. Vào dịp WEF Đông Á 2010, 450 đại biểu đại diện cho các nước trong khu vực đã tham gia. Vai trò đang lên của châu Á, các rủi ro toàn cầu, chương trình tăng trưởng xanh của châu Á,  và chương trình tăng trưởng trong tương lai của châu Á chính là bốn chủ đề thảo luận chính vào dịp này. Hơn 20 phiên thảo luận đã được diễn ra nhằm đưa ra kết luận về vai trò không ngừng vươn lên của các quốc gia tại châu Á.

Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á

Diễn đàn kinh tế ASEAN

Diễn đàn kinh tế ASEAN là diễn đàn kinh tế có sự tham gia của các đại sứ đại diện nước thành viên trong khu vực ASEAN cùng với các tổ chức kinh tế thương mại của quốc gia tổ chức diễn đàn. Năm 2016, diễn đàn kinh tế ASEAN đã được tổ chức tại Mexico. Đại diện cho các nước trong khu vực ASEAN tham dự diễn đàn này gồm có đại sứ của 5 nước – Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines. Tại diễn đàn kinh tế này, các đại sứ có dịp tiếp xúc với các cơ quan thương mại của Mexico, chính quyền nơi tổ chức. Mục đích của diễn đàn này chính là giới thiệu nền kinh tế của các nước ASEAN và tăng cường cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp tại Mexico.

Đại sứ Lê Linh Lan tại diễn đàn kinh tế ASEAN

Diễn đàn kinh tế APEC

Diễn đàn kinh tế APEC có tên đầy đủ là diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn này thường được diễn ra với sự tham gia của 21 quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Năm đầu tiên mà diễn đàn kinh tế này được tổ chức là vào năm 1989. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị chính là mục đích của diễn đàn kinh tế này. Trừ Đài Loan, thì các quốc gia trong khu vực này sẽ lần lượt đăng cai tổ chức hội nghị APEC. Cơ cấu tổ chức gồm có ba phần chính: Cấp chính sách, Cấp làm việc, và Ban thư ký APEC. Diễn đàn kinh tế APEC mới nhất hiện nay đã được tổ chức thành công tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Thông qua hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC năm 2017, vị thế của Việt Nam đã được nâng cao lên rất nhiều lần trên trường quốc tế.

Diễn đàn kinh tế APEC

Hội nghị thượng đỉnh G20

G20 là diễn đàn kinh tế của 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và Liên minh EU. Năm đầu tiên mà hội nghị cấp bộ trưởng và thống đốc của G20 được tổ chức là vào năm 1999 tại Berlin, Đức. Còn hội nghị thượng đỉnh G20 thì đến năm 2008 mới được tổ chức lần đầu tiên tại Washington, Mỹ.  Không có ban thư ký hay nhân viên thường xuyên chính là điểm đặc biệt của G20. Thúc đẩy mối quan hệ giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển lại gần với nhau để có thể thảo luận và giải quyết các vấn đề toàn cầu chính là kim chỉ nam hoạt động của G20.

Hội nghị thượng đỉnh G20

Hội nghị G7

Nhóm G7 bao gồm 7 quốc gia là: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh Quốc, và Hoa Kỳ. Bộ trưởng tài chính của 7 nước thành viên chính là những thành viên tham gia hội nghị G7. Các vấn đề kinh tế là chủ đề thảo luận chính ở hội nghị G7. Thúc đẩy phát triển kinh tế và trao đổi chính sách kinh tế được các vị bộ trưởng thường xuyên trao đổi với nhau.

Hội nghị G7

Diễn đàn kinh tế thế giới Châu Phi – WEFA

World Economic Forum Africa chính là diễn đàn kinh tế cấp khu vực của WEF. Diễn đàn này được tổ chức nhằm thúc đẩy đầu tư vào các nước châu Phi. Ngoài ra, những vấn đề khác cũng được bàn luận tại diễn đàn kinh tế này có thể kể đến như phát triển bền vững, an ninh khu vực, phát triển công nghệ,…Diễn đàn kinh tế thế giới Châu Phi mới nhất vừa được tổ chức vào năm 2017 tại Durban – thành phố cảng của Nam Phi. Phấn đấu tăng trưởng toàn diện thông qua trách nhiệm và lãnh đạo có trách nhiệm chính là chủ đề thảo luận tại diễn đàn kinh tế WEFA năm 2017. Lần tổ chức này, diễn đàn đã chào đón hơn 100 nhân vật cấp cao đến tham dự.

Diễn đàn kinh tế thế giới Châu Phi – WEFA

Diễn đàn kinh tế FEALAC

Diễn đàn hợp tác Đông Á và Mỹ La Tin chính là diễn đàn kinh tế FEALAC. Thúc đẩy hợp tác liên khu vực chính là mục đích của diễn đàn này. Việc Đông Á và Mỹ La Tin chiếm gần 30% thương mại thế giới đã cho thấy được tiềm năng phát triển của khu vực này. Hơn nữa, 40% dân số thế giới đang sinh sống tại khu vực này. Chính vì thế mà việc hợp tác phát triển là một hướng đi đúng đắn để các nền kinh tế trong cả hai khu vực được tăng trưởng, làm cho đời sống của người dân ngày càng tốt hơn. Thông qua diễn đàn kinh tế này, các nước học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và cùng nhau giải quyết các vấn đề của cả hai khu vực.

Diễn đàn kinh tế FEALAC

Hội nghị cấp cao ACMECS

ACMECS có tên đầy đủ là Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady – Chao Phraya – Mê Kông. Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra chính là người đề xuất thành lập tổ chức này. Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia là bốn thành viên sáng lập nên tổ chức này. Một năm sau ngày ACMECS thành lập, Việt Nam chính thức gia nhập. Cứ hai năm thì hội nghị cấp cao ACMECS được tổ chức nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lục địa. Diễn đàn kinh tế này đã bàn luận rất nhiều vấn đề trong việc phát triển kinh tế của khu vực Mekong.

Hội nghị cấp cao ACMECS

Diễn đàn thương mại Việt Nam và Trung Đông

Để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung Đông, diễn đàn thương mại Việt Nam và Trung Đông đã ra đời. Đây là một hình thức của diễn đàn kinh tế vì mục đích của diễn đàn này là  thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước tham gia. Vào tháng 5/2018, diễn đàn thương mại này đã được tổ chức tại Sheraton Saigon Hotel, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dịp mà Bộ Công thương và các doanh nghiệp Việt Nam có thể khái quát được tình hình phát triển tại Việt Nam, tình hình xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài cho các đối tác đến từ Trung Đông. Nhiều lĩnh vực đã được xúc tiến thương mại trong diễn đàn kinh tế này có thể kể đến như năng lượng, viễn thông, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp,…

Diễn đàn thương mại Việt Nam và Trung Đông

Những thông tin được trình bày trên là những diễn đàn kinh tế hàng đầu thế giới. Ngoài ra còn có nhiều diễn đàn kinh tế khác được tổ chức hằng năm. Mỗi diễn đàn kinh tế khác nhau sẽ tập trung vào những vấn đề nhất định. Đó có thể là phạm vi toàn thế giới hay chỉ trong một khu vực nhất định mà thôi. Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế song phương và đa phương, cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn chính là mục đích hoạt động của những diễn đàn kinh tế trên.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây