Khi bạn tự làm chủ kinh doanh nghĩa là bạn phải đảm nhận rất nhiều công việc. Một trong những công việc mà chắc chắn bạn phải làm để đảm bảo dự án kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi chính là phải biết được các yếu tố quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh. Có như thế thì bạn và các cộng sự mới có sự chuẩn bị đầy đủ cho dự án kinh doanh của mình. Có rất nhiều yếu tố quan trọng khác nhau để làm cho các hoạt động kinh doanh đi đúng hướng. Dưới đây là top 10 yếu tố quyết định thành công trong việc kinh doanh. Hãy cùng tienaoplus.com tìm hiểu nhé!
Bài viết liên quan
>> 10 yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư
>> 10 lĩnh vực kinh doanh hot nhất hiện tại
>> 10 ý tưởng độc đáo cho việc khởi nghiệp
Ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng kinh doanh quả là một yếu tố quyết định thành công trong bất kỳ dự án kinh doanh nào. Đó chính là khởi nguồn cho tất cả các hoạt động kinh doanh của bạn. Bạn phải có ý tưởng kinh doanh trước khi triển khai dự án của mình vì đó sẽ là nền tảng giúp bạn định hướng nên nghiên cứu thị trường ở khía cạnh nào, khảo sát xem có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không,…Từ đó, bạn thu thập được rất nhiều tư liệu quý giá để có thể lên kế hoạch kinh doanh một cách chu đáo. Bạn chỉ có thể thuyết phục được các nhà đầu tư khi bạn có trong tay những sáng kiến độc đáo và một bản kế hoạch chi tiết. Khi có được nguồn vốn đầu tư thì bạn mới có thể triển khai các hoạt động kinh doanh của mình được.
Khi bạn mới bắt đầu kinh doanh thì có nghĩa bạn là một người chơi mới hoàn toàn trong một lĩnh vực đầy tính cạnh tranh. Vậy làm sao để khách hàng nhớ đến bạn? Tất nhiên là sự khác biệt sẽ giúp sản phẩm – dịch vụ của bạn ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng, khiến họ quyết định mua. Chính sự độc đáo sẽ tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn và từ đó dần hình thành nên cộng đồng thương hiệu – brand community.
Ý tưởng kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng
Nghiên cứu thị trường
Một yếu tố quyết định thành công khác của dự án kinh doanh chính là việc nghiên cứu thị trường. Đây là điều mà bạn không bao giờ được bỏ qua bởi những lợi ích mà nó mang lại. Người ta nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nghiên cứu thị trường chính là chìa khóa để bạn khảo sát được mức độ khả thi của các ý tưởng kinh doanh, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chúng ta có rất nhiều ý tưởng kinh doanh nhưng không phải ý tưởng nào cũng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh mà ta lựa chọn. Thị trường luôn biến động không lường trước được nên hãy thường xuyên theo dõi thị trường để bạn luôn có thể trong tâm thế sẵn sàng để có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những sự thay đổi trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi.
Nghiên cứu thị trường là một việc vô cùng cần thiết
Tâm lý khách hàng
Nếu bạn muốn các hoạt động kinh doanh của mình được diễn ra một cách thành công thì việc nắm bắt được tâm lý của khách hàng là một điều vô cùng cần thiết. Mỗi nhóm sản phẩm khác nhau sẽ phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Mặc khác, mỗi nhóm khách hàng sẽ có những đặc trưng riêng biệt từ thu nhập, giới tính, nhu cầu, và quan điểm khác nhau về sản phẩm. Chính vì thế mà việc hiểu được tâm lý của khách hàng là một điều cần thiết để sản phẩm – dịch vụ của bạn được công chúng đón nhận và ghi được dấu ấn trong tâm trí họ.
Một điều mà bạn cần quan tâm trong hoạt động kinh doanh của mình chính là cộng đồng thương hiệu – brand community. Hai điều quan trọng nhất khi nói đến cộng đồng này chính là hai yếu tố bàn luận và chia sẻ. Thông qua những điều mà cộng đồng này bàn luận và chia sẻ, ta thu thập được rất nhiều tư liệu quý giá để lên được kế hoạch kinh doanh, đánh giá mức độ thành công của dự án, điều chỉnh lại các chiến lược kinh doanh,…
Doanh nghiệp cần hiểu được tâm lý khách hàng
Bản kế hoạch kinh doanh
Bản kế hoạch kinh doanh chính là một yếu tố quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh. Tất cả các thông tin mà bạn có được từ ý tưởng, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu tâm lý khách hàng, nguồn vốn hiện có, nguồn nhân lực,…sẽ được thể hiện một cách chi tiết trong bản kế hoạch này. Chỉ khi có một bản kế hoạch được thực hiện một cách chu đáo dựa trên những ý tưởng kinh doanh sáng tạo thì bạn cùng các cộng sự mới có thể thuyết phục được các nhà đầu tư để họ rót vốn cho bạn. Nhờ có nguồn vốn đó mà bạn có thể triển khai được các hoạt động kinh doanh tiếp theo.
Bản kế hoạch kinh doanh cần được đầu tư đầy đủ
Nguồn vốn
Nguồn vốn là một yếu tố để bạn triển khai dự án kinh doanh của mình. Đây là số tiền bạn có sẵn hoặc có được từ sự đầu tư của những người khác hay tổ chức nào đó. Dù là như thế nào đi nữa thì hãy làm một bản kế hoạch chi tiết các khoản chi phí khi dự án được triển khai, để từ đó bạn có thể ước tính được khả năng xoay vòng vốn của mình.
Nếu bạn có những ý tưởng độc đáo nhưng lại hạn chế tài chính thì bản kế hoạch kinh doanh chính là thứ mà bạn có thể dựa vào để thuyết phục được các nhà đầu tư. Hiện nay, nhiều tổ chức và doanh nhân nỗ lực tìm kiếm các dự án đầy tiềm năng.
Bạn chỉ có thể triển khai được hoạt động kinh doanh khi có nguồn vốn
Chất lượng sản phẩm – dịch vụ
Một yếu tố quyết định thành công mà bạn không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh chính là chất lượng sản phẩm – dịch vụ. Chất lượng là điều cực kỳ quan trọng để bạn chiếm được lòng tin của khách hàng. Bạn chỉ có thể duy trì được việc kinh doanh lâu dài dựa trên uy tín của doanh nghiệp mình. Đi kèm bên cạnh chất lượng sản phẩm còn là hình thức của sản phẩm nữa. Đây là điều tất yếu khi yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao.
Chất lượng là yếu tố thuyết phục được khách hàng
Giá cả
Giá cả thực sự là một vấn đề rất quan trọng đối với việc kinh doanh. Trong thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay thì sự khác nhau về giá cả, dù là nhỏ nhất cũng tạo nên một tác động vô cùng to lớn rồi. Nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ vào chiến lược tập trung vào giá cả, nhất là đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Các sản phẩm chất lượng tốt mà giá thành rẻ hơn luôn thu hút được khách hàng. Với chiến lược như thế, các doanh nghiệp hướng đến phần đông người tiêu dùng muốn tiết kiệm tiền bạc cho các sinh hoạt khác.
Tuy nhiên, tùy theo dòng sản phẩm và nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà giá cả sẽ có sự điều chỉnh khác nhau.
Giá cả phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn
Chiến dịch truyền thông – marketing
Bên cạnh chất lượng sản phẩm – dịch vụ thì chiến lược truyền thông – marketing chính là một yếu tố quyết định thành công khác trong việc kinh doanh. Với marketing, thương hiệu và các thông tin về sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp được lan tỏa một cách nhanh chóng. Có rất nhiều hình thức marketing khác nhau từ video animation, video quảng cáo, TVC quảng cáo, video giới thiệu doanh nghiệp, profile,…Thông qua các chiến dịch truyền thông – marketing đầy độc đáo, bạn không chỉ lấy được cảm tình của khán giả, mà còn góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng.
Chiến lược marketing góp phần vào sự thành công của hoạt động kinh doanh
Hình ảnh người đại diện
Tùy theo chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể quyết định nên có người đại diện hình ảnh cho các sản phẩm – dịch vụ của mình hay không. Bản sắc và đặc tính của sản phẩm chính là nền tảng để doanh nghiệp đưa ra được các tiêu chí để lựa chọn người đại diện. Thường thì sức ảnh hưởng, tác phong chuyên nghiệp là những yếu tố hàng đầu mà ta có thể cân nhắc.
Hình ảnh người đại diện phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn
Chiến lược xử lý khủng hoảng
Chiến lược xử lý khủng hoảng cần phải nhanh chóng
Trong kinh doanh, vấn đề có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, doanh nghiệp luôn phải có những chiến lược xử lý khủng hoảng dự phòng. Trước hết, công ty cần có một đội ngũ kiểm soát các thông tin và phân tích các vấn đề tiềm tàng, nhất là trong bối cảnh internet phát triển như vũ bão như hiện nay. Trong bối cảnh các mạng xã hội ngày càng phát triển, tốc độ xử lý khủng hoảng càng nhanh càng giúp doanh nghiệp bạn hạn chế được hậu quả. Với facebook, twitter, instagram,…tin tức xấu có thể lan truyền theo cấp số nhân và bất cứ ai cũng có thể trở thành một “vị luật sư” đánh giá doanh nghiệp bạn. Chiến lược xử lý khủng hoảng đúng đắn chính là một yếu tố quyết định thành công trong việc giải quyết các vấn đề xảy ra, giúp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn trở về quỹ đạo.