Rate this post

Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin chi tiết về hệ sinh thái Hedera Hashgraph cũng như đồng tiền HBAR coin. Một dự án được đánh giá mang lại  nhiều tiềm năng lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hedera Hashgraph là gì ?

Hedera Hashgraph là một sổ cái phân tán bao gồm các dữ liệu được tổng hợp lại trên DAG (Directed Acyclic Graph). Đây là một trong những nét sáng tạo mới của hệ sinh thái này. Bởi dữ liệu của nó không chạy trên chian giống như các hệ sinh thái sử dụng nền tảng Blockchain thông dụng hiện nay.

Công nghệ sáng tạo độc đáo này đã mang đến một nền tảng sinh thái vô cùng tin cậy. Theo đó từ các tổ chức cho đến các cá nhân khi tham gia vào hệ sinh thái này đều có thể yên tâm tương tác với nhau mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Đặc biệt tính kinh tế được nền tảng này rất chú trọng khi những giao dịch trên nền tảng này có mức phí rất hấp dẫn và tiết kiệm hơn rất  nhiều so với các nền tảng khác. 

Bên cạnh đó, các giao dịch được thực hiện chỉ trong tích tắc, rất nhanh chóng và cũng không cần phải thông qua bất cứ một bên trung gian thứ 3 nào cả. Nền tảng này vẫn có được những kết quả như nền tảng tảng Blockchain phổ biến hiện nay. Tuy  nhiên, kết quả đạt được với tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần, đảm bảo sự công bằng, tiết kiệm và an toàn hơn rất  nhiều.

HBAR là gì ?

Đây là loại token tiện ích và cũng là token gốc của mạng lưới nền tảng Hedera. Nó còn được gọi là đồng tiền điện tử dùng để duy trì hoạt động của mạng lưới Hedera.

Việc sử dụng HBAR nhằm nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể, HBAR sẽ được dùng để thiết lập các mô hình giao dịch thanh toán vi mô và thanh toán ngang hàng. Đồng thời được sử dụng trong trường hợp bỏ phiếu để bảo vệ hệ thống mạng lưới, trả thưởng cho các nút. 

Hay trong trường hợp cung cấp tiềm lực cho các ứng dụng phi tập trung trên nền tảng. Nó cũng được sử dụng khi Staking và để xử lý thuận tiện các giao dịch, hoặc khi sử dụng các dịch vụ, hợp đồng thông minh phải trả phí.

Với một loạt nhưng tiện ích mà nó mang lại thì việc sở hữu nhiều HBAR là điều mà người dùng mong muốn. Vậy có những cách nào để sở hữu được token HBAR. Bạn có thể sở hữu nó bằng cách đơn giản nhất là mua trực tiếp trên hệ thống mạng lưới. Thông qua các sàn giao dịch được niêm yết công khai như Bittrex, Binance ,CoinEx, OKEx …

Bên cạnh đó bạn cũng có nhận HBAR  như một phần thưởng khi trở thành các node trong mạng lưới của Hedera. 

Sự khác nhau cơ bản giữa và Blockchain và Hedera Hashgraph

Có 3 đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hai nền tảng này. Đầu tiên đó là Hedera Hashgraph được thiết lập dưới dạng là sổ cái phân tán công khai thế hệ thứ 3. Nó sử dụng công nghệ tốt nhất hiện nay đó là công nghệ DAG (Directed Acyclic Graph). Do đó, tốc độ giao dịch nhanh hơn, năng lượng tiêu thụ ít hơn, chi phí rẻ hơn đạt được cơ chế đồng thuận vô cùng nhanh chóng.

Không dừng ở đó, Hedera Hashgraph còn sử dụng cả cơ chế đồng thuận gồm asynchronous Byzantine-Fault Tolerance (aBFT) và Gossip Protocol. Giúp trao đổi dữ liệu hiệu quả, nhanh chóng cấu trúc dữ liệu hashgraph, xác nhận giao dịch nhanh chóng.

Trong khi Blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận của Proof-of- word khiên nó phải đối diện với nhiều hạn chế. Chẳng hạn như tiêu tốn nhiều năng lượng, xử lý chậm, đòi hỏi phải có thợ đào, tiêu thu băng thông lớn. Do đó, chi phí bỏ ra đắt đỏ và lớn gấp nhiều lần so với Hedera.

Ra mắt mainnet và các dịch vụ mới

Vào tháng 9 năm 2019 Hedera cho ra mắt phiên bản beta mới có tên gọi là mainnet. Với phiên bản mới nó cho phép xử lý đến 10.000 giao dịch/giây (TPS). Đồng thời nền tảng này cũng cho ra đời các dịch vụ. 

Đó là tiền điện tử HBAR với mức phí thấp, hợp đồng thông minh và dịch vụ tệp với mục đích quản lý thông tin đăng nhập cũng như các thông tin xác minh dữ liệu ở những thời điểm nhất định.

Đội ngũ phát triển

Tiến sĩ Leemon Baird là người có công lớn trong việc phát triển dự án Hedera. Cùng với ông còn có Mance Harman là nhà đồng sáng lập và hiện đang giữ vị trí là CEO của dự án. Bên cạnh đó còn hai người giữ vị trí lãnh đạo khác của dự án này là CTO và CSO (Giám đốc khoa học). 

Leemon Baird là tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học máy tính, là tác giả của nhiều bằng sáng chế cũng như các ấn phẩm khoa học trên các tạp chí chuyên ngành nổi tiếng thế giới. Ngoài ra các thành viên khác trong đội ngũ phát triển của dự án cũng đều là những người có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ và tài chính.

Đồng thời, dự án này còn có điều vô cùng đặc biệt đó là có một hội đồng quản lý là những ông lớn trong giới tài chính hiện nay. Hội đồng này gồm 39 thành viên là các doanh nghiệp, tổ chức hàng đầu về tài chính. Có thể kể đến các ông lớn trong giới tài chính như: Google, Boeing, Deutsche Telekom, IBM, Tata Communications, Swisscom Blockchain…

Hedera thông cáo với thế giới rằng các thành viên của họ cam kết sẽ đồng hành cùng họ trong việc thay đổi và cải tiến liên tục phần mềm, giữ sự ổn định và phát triển mạnh cho nền tảng. Mỗi một thành viên trong hội đồng đều có vai trò quan trọng và giữ một phiếu bầu. Do đó, quyền lực không bị tập trung bởi một người chi phối mang lại những quyết định công bằng nhất.

Điểm nổi bật của hệ sinh thái 

Hệ sinh thái có nhiều công nghệ cải tiến mới và đội ngũ phát triển mạnh mẽ, tiềm lực lớn. Sử dụng đồng thuận aBFT đảm bảo tính bảo mật. Hạn chế tối đa sự tấn công từ các thế lực khác mà chi phí thấp.

Điều này đã được chứng minh khi số lượng TPS là rất cao trong khi đó độ trễ cực thấp. Cho thấy khả năng mở rộng của nền tảng rất hiệu quả. 

Đặc biệt, nền tảng còn có cấu cấu trúc hội đồng quản trị mạng mới giúp cho nền tảng này hoạt động hiệu quả hơn khi sự ổn định và phân cấp được đảm bảo tuyệt đối.

Hạn chế của hệ sinh thái 

Với ưu điểm khi có một hội đồng quản trị mạng nhưng bên cạnh đó lại đặt ra những nghi ngờ về mô hình quản trị. Trong đó, có những người đã đặt ra câu hỏi liệu có sự liên kết hợp tác giữa các thành viên  hội đồng hay không? 39 thành viên này có thực sự độc lập với nhau không? Liệu có tồn tại một ông lớn bao trùm quyền lực của cả hệ thống?

Và nếu như các bạn đã từng tìm hiểu thì chẳng có gì là độc lập tuyệt đối. Do đó, nó vẫn giống như một tổ chức liên hợp quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau nên tính độc lập chỉ ở mức tương đối mà thôi. Do đó đây vẫn được xem là một hạn chế cố hữu khó  lòng khắc phục được.

Đầu tư vào HBAR có nên hay không?

Nếu đang quan tâm đến nền tảng này thì chắc nhiều quan đang rất chú trọng đến điều này. Có thể nói với những gì đã được trình bày ở trên đây được xem là nền tảng độc đáo, tiềm năng để đầu tư. Nó có nhiều điểm nổi trội hơn những nền tảng tiền kỹ thuật số khác. 

Những cũng cần nhấn mạnh lại rằng mọi hoạt động đầu tư đều tồn tại những rủi ro. Đặc biệt là những hoạt động đầu tư có lợi nhuận khủng như tiền ảo. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ và tìm hiểu rõ về hoạt động đó trước khi đầu tư vào nó.

Với những thông tin khá chi tiết và đầy đủ ở trên, hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhất về nền tảng Hedera và đồng HBAR coin. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây