Trang chủPhân tích kỹ thuậtMACD là gì ? Hướng dẫn Cách dùng chỉ báo MACD

MACD là gì ? Hướng dẫn Cách dùng chỉ báo MACD

Khi tham gia vào thị trường tài chính, chứng khoán, các nhà đầu tư cần tìm hiểu về MACD hay đường trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ. Khái niệm này có ý nghĩa như thế nào đối với phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán, tài chính? Hãy cùng tienaoplus.com theo dõi những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé.

MACD là gì?

MACD là từ viết tắt của thuật ngữ Moving Average Convergence Divergence, tạm dịch đường Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ hoặc đường chỉ báo MACD.

Khái niệm về MACD lần đầu tiên được đưa ra vào cuối năm 1970 bởi Gerald Apple. Chỉ báo này được sử dụng phổ biến trong việc chỉ ra những thay đổi về động lượng, thời gian, và hướng về một hành động giá của một tài sản cụ thể, mà ở đây là các mã cổ phiếu. 

MACD chỉ ra biến động giá trên thị trường

Đường MACD thể hiện cho nhà đầu tư biết về tín hiệu mua bán cổ phiếu (phân kỳ hội hoặc động lượng của giá cổ phiếu) và giúp xác định độ mạnh của xu hướng thị trường. 

Trong phân tích kỹ thuật, chúng ta có thể thấy đường chỉ báo MACD được cấu tạo từ 4 bộ phận, bao gồm: 

  • Đường MACD hay đường nhanh thường được hiển thị màu xanh
  • Đường chậm hay đường tín hiệu được hiển thị bằng màu cam
  • Histogram hay hình biểu đồ thanh
  • Đường Zero hay đường tham chiếu giúp nhà đầu tư nhận ra khác biệt giữa đường nhanh và chậm.

Chỉ báo phân kỳ, hội tụ của MACD và giá có ý nghĩa như thế nào?

Thông thường khi một mã cổ phiếu tăng giá, đường MACD cũng sẽ đi lên và cổ phiếu giảm giá, hướng của MACD là đi xuống. Nhưng không có gì là tuyệt đối, nên sẽ có nhiều điểm sẽ xảy ra phân kỳ hoặc hội tụ.

Phân kỳ

Là thời điểm đường giá và đường MACD đi theo hai hướng khác nhau. Đường giá đi lên nhưng MACD lại hướng xuống. Giá cổ phiếu tăng nhưng không tăng mạnh và nó sẽ nhanh chóng đảo chiều, chuyển từ tăng sang giảm. Thời điểm này nhà đầu tư nên bán ra thay vì mua vào.

Hội tụ

Hướng đi của đường giá (signal) và đường MACD gần nhau. Giá cổ phiếu lúc này đi xuống, còn đường MACD lại hướng lên. Giá sẽ tiếp tục giảm nhưng không giảm mạnh, giảm sâu và nhanh chóng đảo chiều từ giảm sang tăng.

Cách tính đường chỉ báo MACD

Để hiểu được công thức và cách tính của đường MACD, các nhà đầu tư trước hết cần hiểu về EMA. EMA là gì? Đây là chất liệu chính để tạo ra đường MACD. Đây là đường trung bình hàm mũ và là một đường trung bình động, nhưng nó có độ mượt hơn so với SMA. 

MACD và các thành phần cấu tạo

Sự di chuyển của đường EMA cho chúng  ta biết về di chuyển của giá trên thị trường. Nhờ đó, các trader sẽ thấy được xu hướng giá thị trường. Đường EMA còn có khả năng lưu trữ mốc giá của một chu kỳ. Dựa vào chỉ báo mà EMA đưa ra, nhà đầu tư xác định được thời điểm để đặt lệnh, cắt lỗ hoặc chốt lời tốt nhất.

Chỉ báo MACD sẽ được tính dựa trên công thức dưới đây:

Đường MACD= EMA (12) –EMA (26)

  • Trong đó, EMA (12) và EMA (26) là các đường trung bình động hàm mũ được tính theo lũy thừa 12 và 26 ngày. 
  • Các phần còn lại của đường chỉ báo MACD được xác định  như sau:
  • Đường signal hay đường tín hiệu = EMA (9)  
  • Đường Histogram = Đường MACD – EMA (9)/ đường tín hiệu.

Vậy đường chỉ báo MACD được sử dụng như thế nào?

Trader ứng dụng chỉ báo MACD vào việc theo dõi các biến động của thị trường để thực hiện đầu tư hiệu quả hơn. MACD được sử dụng cụ thể vào các hoạt động sau:

Xác định điểm đảo chiều cũng như xu hướng chính của thị trường

Các biến động của đường trung bình cộng sẽ cho thấy tín hiệu của xu hướng giá. Phân kỳ của MACD và đường tín hiệu chính là xác nhận cho thấy xu hướng của giá thay đổi. Nhà đầu tư cũng hiểu được độ mạnh của mức giá đó. 

Nếu đường MACD ở phía trên đường tín hiệu, chúng ta có phân kỳ dương, đồng nghĩa tín hiệu giá ở trạng thái tích cực. Ngược lại, khi MACD ở phía dưới của đường tín hiệu, xuất hiện phân 

Tham chiếu độ mạnh của xu hướng giá

Trên đồ thị của MACD có mức Zero (0), được coi là mức tham chiếu  nhằm xác định độ mạnh của xu hướng thị trường. 

Đường MACD và mức Zero

  • Nếu MACD  ở dưới  đường tín hiệu, phân kỳ âm xuất hiện và hướng về phía mức Zero, có nghĩa thị trường sẽ có xu hướng giảm mạnh lên.
  • Nếu MACD ở trên đường tín hiệu và chúng ta có phần kỳ dương vượt trên mức Zero, xu xu hướng tăng sẽ mạnh dần lên.

Sử dụng chỉ báo MACD để lọc xu hướng

Nhìn vào biểu đồ của đường chỉ báo MACD, các trader sẽ thấy được các tín hiệu xu hướng mua vào hay bán ra. Nếu đường MACD cắt lên phía trên đường tín hiệu, trong khoảng thời gian lớn, điều này cho thấy thị trường đang có xu hướng mua vào là chính. Ngược lại, khi MACD cắt xuống phía dưới của đường tín hiệu trong khoảng thời gian dài, xu hướng chính của thị trường là bán ra. 

Khi lọc được xu hướng, các nhà đầu tư hiểu hơn thị trường và đưa ra được các quyết định đầu tự hợp lý.

Kết luận 

Bài viết trên đây, tienaoplus.com vừa chia sẻ với các bạn những kiến thức cần thiết liên quan tới đường chỉ báo trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ MACD cũng như cách áp dụng chỉ báo này vào phân tích thị trường. Hi vọng với chia sẻ của chúng tôi, các nhà đầu tư sẽ thành công hơn trên thị trường tài chính, chứng khoán.

Kim Dũng
Kim Dũnghttps://tienaoplus.com
Tôi Là Dũng Lĩnh vực mà tôi đang hoạt động là Digital Marketing ( Online Marketing ) MMO, Affiliate marketing, Kinh Doanh , để đón đầu xu hướng công nghệ 4.0 tôi lập ra trang tienaoplus.com này cập nhật các thông tin thị trường coin, để giúp cho các nhà đâu tư có thêm các thông tin kiến thức trong lĩnh vực này .

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Tin Mới Cập Nhật

Võ sĩ huyền thoại Mike Tyson tham gia mạng xã hội...

0
Huyền thoại quyền anh Mike Tyson đã trở thành đại sứ cho ứng dụng mạng xã hội dựa trên blockchain, Ready to Fight. Tyson...