Khoảng trống GAP là một trong những thành tố quan trọng và hay gập ở biểu đồ nến Nhật. Nó được tạo ra bởi giá đóng cửa hôm trước và mở cửa hôm sau. Vậy chi tiết khoảng trống GAP này gồm những loại nào? Cách giao dịch hiệu quả với GAP hay được giới đầu tư áp dụng hiện nay ra sao?
GAP là gì?
GAP là gì?
Nếu là người bắt đầu gia nhập thị trường đầu tư thì bạn không thể bỏ qua khái niệm GAP. Bởi đây là một trong những thành tố quan trọng và hay gặp ở biểu đồ nến Nhật. Nó là khoảng trống giữa 2 cây nến liền kề được tạo ra bởi giá đóng cửa hôm trước và mở cửa hôm sau.
Về cơ bản thì trong chứng khoán, GAP được chia ra làm 2 loại chính:
- GAP tăng giá hay còn gọi là GAP Up: thuật ngữ này dùng để chỉ giá đóng cửa ngày hôm trước thấp hơn giá mở cửa ngày hôm sau;
- GAP giảm giá hay còn gọi là GAP Down: thuật ngữ này dùng để chỉ giá đóng cửa ngày hôm trước cao hơn giá mở cửa ngày hôm sau;
Có những nhóm khoảng trống GAP nào trong chứng khoán?
Trong chứng khoán, giới đầu tư chia khoảng trống GAP ra thành 5 nhóm riêng biệt với những đặc trưng riêng:
Common GAP – GAP thường
Common GAP hay còn được gọi là nhóm thông thường mang tính khoảng trống tạm thời. Khoảng trống này được tạo ra khi cổ phiếu đi ngang và giao động giá diễn ra trong phạm vi hẹp, khoảng cách giá không quá cách biệt.
Nhóm GAP này là tín hiệu khá yếu. Do đó, nó không có nhiều ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán hay forex đối với các nhà đầu tư. Mà nó hay được xem là dấu hiệu cho thấy mã chứng khoán đó có đang ở trạng thái tích lũy hay không.
Breakaway GAP – GAP phá vỡ
Breakaway GAP mỗi khi xuất hiện đều tạo ra một xu hướng mới trong giao dịch
Breakaway GAP hay còn gọi là GAP phá vỡ, mỗi khi xuất hiện nó đều tạo ra một xu hướng trong giao dịch cổ phiếu. Phá vỡ các xu hướng cũ và tạo nên một mô hình giá mới.
Thông thường thì Breakaway GAP hay xuất hiện do thông tin bất ngờ lớn dẫn đến việc thay đổi tâm lý các nhà đầu tư. Nó bẻ gãy xu hướng hiện tại và khiến giá cổ phiếu từ đi ngang hoặc từ xu hướng giảm chuyển đột ngột sang tăng. Cũng có thể sẽ là từ đi ngang hoặc từ tăng đột ngột gãy xu hướng chuyển giảm nhanh chóng…
Do đó, có thể thấy khi các mã cổ phiếu xuất hiện Breakaway GAP thì các nhà đầu tư cần cân nhắc đây là loại GAP có tác dụng hỗ trợ (GAP Up) hay kháng cự mạnh (GAP Down) để có quyết định đúng đắn nhất.
Runaway GAP – GAP tiếp diễn
Runaway GAP là loại GAP tiếp diễn, nó thường xuất hiện trong khi xu hướng tăng và giảm giá cổ phiếu đã được hình thành rõ rệt. Do đó, loại GAP này là một trong những tín hiệu xác nhận sự tiếp tục xu hướng diễn ra mạnh mẽ.
Chính vì thế, đối với các nhà đầu tư khi một mã cổ phiếu nào đó mà bạn đang quan tâm xuất hiện GAP này thì cần phân tích kỹ thuật thật kỹ để xác định xem có nên tăng tỷ trọng cổ phiếu lúc này hay là giữ im nó.
Lưu ý: Khi bước vào GAP tiếp diễn thì khối lượng giao dịch sẽ không cao như khi xảy ra Breakaway GAP.
Exhaustion GAP – GAP kiệt sức
Exhaustion GAP là hiện tượng xảy ra khi cổ phiếu đã tăng hoặc giảm một lượng đáng kể ở giai đoạn trước và đi vào giai đoạn kết thúc xu hướng giá. Tức là nó đã ở gần đỉnh hoặc gần đáy sau một thời gian tăng giảm một khoảng đáng kể trước đó.
Khi khoảng trống giá GAP này xuất hiện cổ phiếu có thể tăng phi mã như tên lửa hoặc cũng có thể rơi tự do. Vì thế nhà đầu tư cần xem xét canh bán ở những phiên sau nếu có tín hiệu nến tiêu cực xuất hiện.
Island Reversal – GAP hòn đảo ngược
Island Reversal hay còn gọi là GAP hòn đảo ngược đây là một trong những mô hình hoàn đảo ngược. Nó là khoảng trống thể hiện mã cổ phiếu đó tăng – đi ngang – đi xuống. Từ đó khiến mức giá không thể quay lại giai đoạn đi ngang, khiến nhiều nhà đầu tư đu đỉnh và mắc kẹt.
Vai trò của khoảng trống GAP
Khoảng trống GAP có vai trò gì?
Khoảng trống GAP được xem là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư và trader. Sự theo dõi GAP của các mã chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư tạo nên cho mình một đường hỗ trợ hay kháng cự với giá cổ phiếu. Đồng thời nó cũng là nhân tố chính giúp trader và nhà đầu tư có thể đánh giá nên hay không nên giao dịch cổ phiếu ở thời điểm này.
Để hiểu rõ hơn vai trò của GAP thì ta có thể đi vào phân tích khoảng trống giá của mã cổ phiếu Amazon (AMZN) cụ thể như sau: Vào ngày 27/10/2017 sau nhiều tháng cổ phiếu hợp nhất, AMZN đã có xu hướng tăng mạnh so với những ngày trước đó. Lúc này dựa vào khoảng trống GAP nhiều nhà đầu tư nhận thấy rằng lượng mua vào của AMZN đang gia tăng không ngừng, khiến khoảng trống giá phá vỡ (Breakaway GAP). Đây là sự khởi đầu cho thấy một xu hướng tăng mới đầy triển vọng. Vì thế rất nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn mua vào thời điểm này, bằng chứng giá cổ phiếu AMZN đã tăng không ngừng từ 985$ lên 2.050$ vào 09/2018.
Cách giao dịch hiệu quả với GAP
Cách giao dịch hiệu quả với GAP
Trong tất cả những nhóm khoảng trống GAP thì Breakaway là một trong những loại GAP có độ chính xác rất cao. Do đó, được rất nhiều nhà đầu tư và các trader lựa chọn là điểm mở lệnh tin cậy với GAP.
Để có thể giao dịch hiệu quả với nhóm GAP thì bạn cần lưu ý đến những nguyên tắc sau:
- Khi thị trường xuất hiện GAP tăng giá hay còn gọi là GAP Up thì mở lệnh Buy (mua vào);
- Khi thị trường xuất hiện GAP giảm giá hay còn gọi là GAP Down chỉ mở lệnh SELL (bán ra);
Ngoài ra khi đặt lệnh mua vào và bán ra bạn cũng cần lưu ý đến những điểm sau:
- Đối với lệnh mua vào GAP Up: Bạn cần mở lệnh khi cây nến Retest GAP của giá kết thúc. Điểm dừng lỗ Stoploss đặt tại cạnh dưới của GAP Up. Điểm chốt lời Take Profit có thể thực hiện khi giá chạm vào các kháng cự đã hình thành trong quá khứ;
- Đối với lệnh bán ra GAP Down: Bạn cần mở lệnh khi cây nến Retest GAP của giá kết thúc. Điểm dừng lỗ Stoploss đặt tại cạnh trên của GAP Up. Điểm chốt lời Take Profit có thể thực hiện khi giá chạm vào các hỗ trợ đã hình thành trong quá khứ;
Kết luận
Cuối cùng có thể thấy khoảng trống GAP được xem là một trong những chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư, trader đưa ra quyết định mua bán chính xác, kịp thời. Đồng thời nó cũng là thành tố quan trọng giúp bạn tìm ra vùng hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính xác suất nên để mang lại hiệu quả cao trong đầu tư bạn cần kết hợp theo các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác: MACD, đường MA, đường RSI…