Định nghĩa về Monero (XMR)
Monero (còn được gọi là XMR) cũng tương tự như các loại tiền ảo khác, là một mã nguồn có tính mở sử dụng công nghệ Blockchain. Monero tập trung phát triển khả năng phân quyền và đảm bảo tính riêng tư khi chạy hệ thống ở các hệ điều hành cho máy tính như Windows, Linux hay Macos và cả các hệ điều hành cho điện thoại như Android, FreeBSD hay IOS. Nền tảng mà Monero sử dụng là blockchain cho phép các giao dịch khi tạo ra những đơn vị coin mới (từ việc thực hiện quá trình khai thác coin) được ghi chép lại trên một sổ cái chung, công khai.
Tiến bộ của Monero so với các cryptocurrency hiện hành là sự ẩn danh và sự bình đẳng trong các giao dịch và khai thác được chú trọng và đạt mức cao hơn. Vì vậy, nó giúp những người sử dụng có thể tham gia thực hiện giao dịch ở mức độ hoàn toàn an toàn và bảo mật, đồng thời cũng mang tính ẩn danh. Nó đảm bảo sự ẩn danh ở mức độ cao hơn so với Bitcoin nên nhiều cuộc tranh luận về tính ẩn danh hoàn toàn của Bitcoin đã được khơi gợi nên khi Monero ra đời.
Giao thức hoạt động mới của Monero là CryptoNote chứ không phải Cryptocurrency như Bitcoin hay Ethereum và đa số các loại tiền ảo khác. Điều này đem đến những khác biệt quan trọng giữa Monero và các đồng tiền giống Bitcoin, đặc biệt là các đồng tiền sử dụng nền tảng như Blockchain.
Ra đời vào năm 2014, khi nhu cầu thị trường thay đổi và có sự gia tăng yêu cầu về các vấn đề quan trọng như tính an toàn, khả năng ẩn danh và khả năng bảo mật. Điều này đã đưa đến định hướng phát triển cho Monero theo hướng gia tăng các giá trị lõi sau:
- Thứ nhất, để tồn tại và phát triển, Monero cần có được lòng tin của người dùng. Và thật vậy, Monero đã đạt được điều đó từ đại bộ phận những người tham gia sử dụng. Họ cũng tin vào những ưu điểm của đồng tiền này như tính ẩn danh cũng như tin vào chính đồng tiền ấy.
- Thứ hai, vấn đề mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn đó là danh tính của họ được bảo vệ. Điều đó có nghĩa là họ cần quyền riêng tư và khả năng bảo mật. Kể cả khi có các yêu cầu từ các cơ quan nhà nước hoặc tòa án, họ vẫn mong muốn được giữ bí mật danh tính. Monero khẳng định họ làm được điều đó, trừ những trường hợp có dính đến tội phạm khủng bố hoặc bị tử hình.
- Cuối cùng, Monero có tính phân cấp. Hệ thống không có một người hoặc cơ quan tập trung trực tiếp điều hành giống như các blockchain khác. Tất cả các đề xuất, quyết định cũng như các thông tin liên quan đến sự phát triển hoặc hoạt động của hệ thống được các nhà phát triển công khai để các người dùng đều theo dõi được một cách trực tuyến.
Về Monero coin, Monero coin có một số thông tin cơ bản cần quan tâm. Token của nó có tên là XMR. Số lượng coin được phát hành là khoảng 15.9 triệu coin và người dùng có thể khai thác coin bằng CPU hoặc bằng GPU. Như đã nói ở trên nền tảng công nghệ của Monero là Blockchain.
Các giai đoạn phát triển Monero (XMR)
Quá trình phát triển của Monero có thể tóm tắt qua các mốc thời gian như sau:
- Tháng 10/2013: Sự ra đời của giao thức mà Monero sử dụng. Nó được Nicolas Van Saberhagen giới thiệu và có tên là CryptoNote.
- Tháng 4/2014: Monero được giới thiệu với cái tên BitMonero do thankful_for_today – một thành viên của diễn đàn mang tên Bitcointalk đưa ra. BitMonero là sự kết hợp của hai từ Bit (trong Bitcoin) và Monero (đồng xu). Cuối cùng, sau gần một tuần, cái tên Monero được chọn cho đồng tiền mới này bởi như vậy sẽ ngắn gọn hơn.
- Tháng 9/2014: Đánh dấu bước thăng trầm đầu tiên của Monero khi lỗ hổng của CryptoNote bị một người giấu mặt khai thác và tấn công. Người đó đã tạo ra subchains khác làm cho các giao dịch bị từ chối do không còn hợp lệ. Monero đã tiến hành vá lại lỗ hổng sau đó.
- Năm 2016: Monero tăng trưởng mạnh mẽ về vốn hóa và cả khối lượng các giao dịch trên thị trường, đặc biệt là ở AlphaBay.
- Ngày 10/1/2017: Monero đạt bước tiến mới trong việc đảm bảo tính riêng tư của giao dịch. Các nhà phát triển có công lớn trong sự việc này là Gregorim Maxwell và Gregory Maxwell. Họ đã làm ẩn đi số tiền giao dịch và cải tiến phiên bản Chữ kí.
So sánh Bitcoin và Monero
Monero và Bitcoin giống nhau ở việc sử dụng công nghệ Blockchain nên có những đặc trưng của nền tảng này. Tuy nhiên, với giao thức và những cải tiến khác, Monero có nhiều đặc điểm khác so với Bitcoin như sau:
Thứ nhất, về tính ẩn danh trong giao dịch. Monero đạt được mức ẩn danh hoàn toàn còn Bitcoin thì không. Tuy nhiên, có nhiều người dùng đã sai lầm phi quan niệm rằng Bitcoin là ẩn danh một cách hoàn toàn.
Trên thực tế, công nghệ của Bitcoin cho phép người dùng hoàn toàn có thể công khai các giao dịch của mình cũng như xác minh được các hoạt động giao dịch của những người khác. Ví dụ như các giao dịch cần được công khai của chính phủ hoặc các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào người dùng chia sẻ thông tin về địa chỉ của họ thì toàn bộ những thông tin về giao dịch ở mọi thời điểm kể cả số tiền nhận được và gửi đi cũng sẽ gắn liền với địa chỉ ấy. Những thông tin giao dịch đó có thể làm tiết lộ bí mật của các cá nhân và tổ chức về các đối tượng mà người sử dụng giao dịch với hoặc cả về mức phí mà các bên thanh toán cho nhau.Vấn đề này gây ảnh hưởng rất lớn đối với người dùng nên Bitcoin đã tạo ra thêm một địa chỉ bổ sung tạm thời có hiệu lực một lần giao dịch và tự hủy khi giao dịch kết thúc. Nó giúp người dùng có thể đảm bảo an toàn cho các lần thanh toán khác nhau nhưng lại rất bất tiện khi người dùng muốn truy xét lại lịch sử giao dịch của họ.
Monero đưa ra một giải pháp tốt hơn khi dùng giải pháp chữ ký và địa chỉ khác. Giải pháp chữ ký của Monero có tên là Ring Signatures. Giải pháp này hoạt động theo cách tạo ra những sự kết hợp giữa giao dịch và địa chỉ chỉ các người dùng một cách khá khó để tìm được đường đi của giao dịch. Đồng thời, trên blockchain của hệ thống này cũng chỉ chứa hàm băm của giao dịch nên không thể truy vết được dễ dàng. Thêm vào đó, Monero kết hợp sử dụng giải pháp địa chỉ giống như Bitcoin có tên là Stealth Addresses. Đó là địa chỉ có hiệu lực một lần giao dịch, có khả năng tự hủy và không thể bị theo dấu.
Thứ hai, Monero đảm bảo tính riêng tư tốt hơn so với Bitcoin.
Cách thức đảm bảo danh tính của người sử dụng của Bitcoin là tạo nên các tên giả bằng sự kết hợp một cách hết sức ngẫu nhiên giữa các chữ cái và chữ số. Điều này chỉ đảm bảo được rất ít sự riêng tư vì địa chỉ và cả các giao dịch trên hệ thống đều có thể được truy cập công khai. Những người khác có thể tìm ra được sự tương đồng của các giao dịch của cùng một người dùng bằng cách phân tích các giao dịch có liên kết với cùng một địa chỉ trong một khung thời gian, từ đó xác dịch được danh tính của người sử dụng. Ngoài ra, việc giao dịch của người dùng Bitcoin nếu có liên quan đến gian lận, trộm cắp… có khả năng dẫn đến việc đóng hoặc tạm ngưng tài khoản bởi các cơ quan, đơn vị khác nhau sẽ gây ra tổn thất coin cho cộng đồng.
Đối với Monero, người sử dụng có thể an tâm hơn vì các giao dịch của họ không thể bị truy xuất. Họ cũng ít chịu rủi ro về việc bị từ chối hoặc cấm đoán bởi các tổ chức hoặc cá nhân khác.
Tính riêng tư của Monero cũng được đảm bảo bằng hai biện pháp đã nêu trên. Đó là Ring Signature (hay còn gọi là Chữ ký hình vòng) và Stealth Address (hay được gọi là địa chỉ được ẩn đi). Chữ ký hình vòng giúp người tham gia vào một giao dịch có thể giấu được danh tính thật sự của mình. Nó mang tính chất vô danh và không được tiết lộ cho bất cứ ai. Nó được tạo ra một cách phức tạp, độc đáo và vô cùng riêng tư trên hệ thống blockchain nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm. Thêm vào đó, các địa chỉ mang tính chất ngẫu nhiên, được tạo ra riêng biệt và chỉ một lần cho từng giao dịch đảm bảo che dấu được danh tính người giao dịch cũng như địa chỉ thật của giao dịch đó. Số tiền của từng giao dịch cũng được bảo mật nhờ sử dụng giải pháp vòng tròn. Chức năng này được sử dụng lần đầu tiên vào đầu năm 2017 và phổ biến hiện nay trên toàn mạng.
Thứ ba, Monero đạt được những tiến bộ hơn Bitcoin cả về thời gian tạo, xử lý và phát hành khối. Thời gian để xử lý khối của Monero giảm xuống còn một nửa xuống chỉ còn 60 giây và thời gian để phát hành ra một khối cũng giảm đến 50 phần trăm.
Giá trị của Monero coin
Monero có giá trị biến động theo thời gian và có xu hướng tăng dần từ mức 2,47 đô la mỗi coin vào năm 2014 khi lần đầu ra mắt đến mức cao nhất 494,14 đô la một coin vào đầu năm 2018. Mức tăng hơn 200 lần cho thấy sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của đồng tiền này.
Giá trị vốn hóa của Monero cũng đạt mức cao, và tăng dần. Nó ở trong top 20 đồng tiền ảo lớn trên thị trường, xếp khoảng vị trí thứ 11. Giá trị hiện tại của Monero đạt khoảng 170.4 đô la một coin, với lượng giao dịch vượt quá 42.000.000 đô la mỗi ngày và vốn hóa lên đến 2.700.000.000 đô la.
Giá Monero (XMR) Hôm Nay: Mua & Bán Monero (XMR)
Các sàn giao dịch Monero
Monero coin (XMR) hiện đang được đưa vào giao dịch trên rất nhiều sàn giao dịch trên toàn thế giới, cụ thể là khoảng 45 sàn. Các sàn giao dịch tiền ảo như: HitBTC , Binance, Bittrex, OKEX, Cryptopia và Poloniex… Lượng giao dịch của Monero coin đạt mức lớn nhất ở các sàn lớn như HitBTC và Binance. Các nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư vào những sàn giao dịch lớn trên để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả trong đầu tư các loại tiền ảo, đặc biệt là đầu tư vào Monero coin.