Rate this post

Đến này nhiều nhà đầu tư vẫn còn có khá nhiều hoài nghi về sự phát triển của dự án Ocean Protocol cũng như tương lai của đồng tiền điện tử Ocean coin. 

Bởi các thông tin cụ thể về đồng tiền này vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Bài viết sau đây tienaoplus.com sẽ cung cấp cho các bạn thêm nhiều thông tin chi tiết để các bạn có thể hiểu rõ hơn về dự án tiền ảo này trong thời gian tới.

Ocean Protocol là gì?

Ocean Protocol là nền tảng được xây dựng để tạo ra một giao thức hoàn thiện hơn có thể cho phép người dùng trong mạng lưới có khả năng trao đổi dữ liệu trên giao thức phi tập trung. Nhưng vẫn luôn đảm bảo sự bảo mật thông qua thực hiện các quyền kiểm soát với độ tin cậy và tính minh bạch của dữ liệu cao. 

Nền tảng này thực hiện chức năng mở khóa dữ liệu AI. Đồng thời thông qua hệ thống blockchain, nó sẽ là cầu nối giữa những nhà chuyên cung cấp dữ liệu với người tiêu dùng. Nền tảng này cũng giúp các bên chia sẻ dữ liệu không phải lo lắng về việc có thể không truy xuất được nguồn gốc hay sự minh bạch hay độ tin cậy.

Chính vì thế nếu bạn sở hữu dữ liệu thì bạn có thể cung cấp nó với quyền kiểm soát tuyệt đối mà sẽ không bị khóa trên bất cứ một thị trường nào cả. Thông qua sự liên kết giữa các blockchain phi tập trung nền tảng Ocean Protocol đưa ra cam kết đảm bảo sẽ khởi động lại nền kinh tế dữ liệu điện tử mới. Thiết lập các khung chia sẻ dữ liệu, xây dựng hệ sinh thái cho dữ liệu thông qua việc cung cấp các dịch vụ tiện ích liên quan.

Nền tảng này được bắt nguồn từ một tổ chức phi lợi nhuận tại hòn đảo ngọc Singapore với mục đích cho phép truy cập mở vào các giao thức của nền tảng hệ sinh thái blockchain. Khuyến khích sự phát triển tăng trưởng của hệ sinh thái.  

Đội ngũ sáng lập và cố vấn cho sự phát triển Ocean Protocol

Tổ chức sáng lập ra nền tảng này là Ocean Protocol Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính hoạt động ở Singapore. Đội ngũ sáng lập và cố vấn cho dự án Ocean Protocol bao gồm hơn 30 thành viên đều là các chuyên gia đầu ngành đã có những đóng góp lớn cho sự sáng tạo ra nền tảng tuyệt vời này.

Trong đó, mỗi người lại có đóng góp các giá trị khác nhau vừa hỗ trợ, cố vấn để đưa đến những giải pháp công nghệ tốt nhất cho mạng lưới. Các thành viên tiêu biểu trong đội ngũ này có những đóng góp lớn cho nền tảng gồm có:

  • Mark Messow: Giữ vị trí là phó chủ tịch của Tập đoàn Abb. Một tập đoàn trong lĩnh vực chuyển đổi & chiến lược EMS.
  • Tiến sĩ Ben Goertzel: được xem là cha đẻ của nền Trí tuệ tổng hợp nhân tạo hiện nay, ông cũng là nhà sáng lập của Singularity Net.
  • Tiến sĩ Anastassia Lauterbach: Hiện đang là thành viên của Ban cố vấn tại Nasdaq. Đồng thời giữ cương vị là Giám đốc không điều hành tại easyJet, Wirecard. Bên cạnh đó, ông còn là giám đốc độc lập tại Dun & Bradstreet. 
  • Franck Martins: Ông được biết đến tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một trong những chuyên gia hàng đầu về hoạt động kỹ thuật chiến lược MCU, hay còn được gọi là “Vi điều khiển” cho STMicroelectronics.

Ocean Protocol nhắc đến vấn đề gì?

Như chúng ta đều biết nguồn dữ liệu trên thới giới nhiều vô kể song theo Ocean Protocol thì các dữ liệu này đang chưa được sử dụng hiệu quả và bị lãng phí. Nhiều đơn vị có số lượng dữ liệu lớn nhưng lại chưa khai thác hiệu quả do gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp chia sẻ dữ liệu. Trong khi nhiều người đang phải cố gắng tìm kiếm các nguồn dữ liệu đó, đặc biệt là các dữ liệu mới AI.

Chính vì thấy được vấn đề bất cập này mà Ocean Protocol đã được phát triển với mong muốn giúp các dữ liệu sẽ được cung cấp từ người sở hữu đến tay người cần dùng một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo những những yêu cầu minh bạch cũng như các quyền kiểm soát của người sở hữu dữ liệu.

Các cách giải quyết của Ocean Protocol 

Ocean Protocol đã giải quyết vấn đề trên thông qua việc xây dựng lên một hệ sinh thái bao gồm 5 thành phần chính, trong đó chủ đạo vẫn bao gồm 3 thành phần cốt lõi. Đó là: 

  • Data Customers: Đây là thành phần bao gồm những người dùng tham gia với mục đích tìm kiếm dữ liệu. Những dữ liệu được cung cấp là những dữ liệu họ cần để thực hiện việc phân tích và  training AI của họ.
  • Data Providers: Đây là thành phần ngược lại, là những người nắm giữ các dữ liệu hay nói cách khác họ đang sở hữu những dữ liệu mà những người thuộc thành phần Data Customers đang cần. Họ có thể là các nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay ngay cả là chính phủ. Những người này có thể bán lại dữ liệu mà họ sở hữu để thu giá trị thay vì chỉ sở hữu để không.
  • Marketplace: Đây là một thị trường được nền tảng tạo ra để các bên có thể giao dịch thuận lợi. Nó là cầu nối giữa người sở hữu dữ liệu với người đang cần dữ liệu. Khi nhu cầu trao đổi dữ liệu được đáp ứng thì giao dịch sẽ được thực hiện thành công trên chính nơi này.

Token Sale OCEAN

Ocean Protocol hoạt động thuận lợi khi có một mã hóa. Chính vì vậy, nền tảng này sử dụng mã gốc là OCEAN token. Đây được coi là đồng coin chính trên hệ thống Ocean Protocol. Nó được chạy theo tiêu chuẩn ERC-20 trên nền tảng của Ethereum. Cho đến nay, nó sử dụng cả hai loại token tồn tại song song. Ngoài loại token vừa nêu trên chạy trên Ethereum thì nó còn một loại token nữa chạy trên Mainnet Pacific của POA Network.

OCEAN token được Ocean Protocol bán thông qua 4 vòng, cụ thể là các vòng: Seed, Pre-Launch, Network Launch và IEO. Tại mỗi vòng giá trị giao dịch của OCEAN token cũng sẽ khác nhau và cũng tùy từng thời điểm mà giá trị này cũng sẽ biến động khác nhau.

Mục đích sử dụng của Ocean Protocol (OCEAN)?

Như đã nói ở trên để hoạt động thì Ocean Protocol cần phải có OCEAN token. Nhưng thực chất nó được dùng vào những mục đích cụ thể như thế nào thì hãy tìm hiểu trong nội dung sau.

OCEAN token được tạo ra với 3 nhiệm vụ chính như sau:

  • Unit of exchange: Nó được dùng như một loại đồng tiền để thực hiện các giao dịch trao đổi mua bán các dịch vụ, dữ liệu.
  • Staking: Những người sở hữu dữ liệu sau khi họ cũng cấp dữ liệu của họ cho người cần thì họ sẽ nhận lại được phần thưởng bằng OCEAN token.
  • Network Rewards: Ngoài ra, nó cũng được dùng để trả thưởng cho các Keeper Node để tăng cường bảo mật cho hệ thống mạng lưới.

Dự báo tiềm năng thị trường trong tương lai của Ocean Protocol

Với những công dụng mang lại cho người dùng như vậy, nhưng nhiều người vẫn không khỏi đặt ra câu hỏi rằng khi tham gia vào thị trường tương lai thì Ocean Protocol sẽ thế nào?

Theo nhận định của chính những nhà phát triển dự án này thì dụ báo trong tương lai, nó sẽ vẫn mang lại những kỳ vọng cao cho người dùng. Vì thị trường dữ liệu ước tính được trao đối ngày càng tăng qua các năm từ năm 2015 cho đến nay. 

Cũng theo báo cáo mới nhất của Tractica, dự đoán thị trường trao đổi  mua bán dữ liệu sẽ còn diễn ra sôi động hơn nữa, đặc biệt là các dữ liệu dành cho AI theo dự báo sẽ còn tăng mạnh lên khoảng 60 tỷ tô trong những năm 2025.

Tổng kết

Hiện tại, OCEAN vẫn đang giữ giá trị ổn định và tương lai dự báo cũng khá khả quan. Song đây cũng chỉ là những dự báo còn thực tế thị trường sẽ diễn ra như thế nào thì chúng ta còn phải chờ. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây