Rate this post

Chưa bao giờ đồng tiền điện tử lại phát triển rầm rộ như hiện nay. Nếu trước kia nhiều người chỉ biết đến đồng Bitcoin thì ngày nay đã có rất nhiều đồng tiền điện tử khác xuất hiện. The Graph là một trong số đó. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đồng tiền trong bài viết ngay sau đây các bạn nhé!

The Graph (GRT) là gì?

Gần đây The Graph được biết đến là một đồng coin vô cùng hấp dẫn, xứng đáng để các nhà đầu tư quan tâm. Vào rạng sáng ngày 18/12/2020 đồng tiền GRT chính thức được phát hành trên sàn giao dịch được xem là có lượng tiền mã hóa giao dịch lớn nhất hiện nay đó là Binance

Dự án này ngay khi mới được lên kế hoạch triển khai đã được nhiều nhà đầu tư để ý và từ khi ra mắt cho đến nay nó vẫn là dự án được nhiều nhà đầu tư nhắm đến và đặt nhiều kỳ vọng. 

Vậy điều gì khiến nhiều người mua đặt những kỳ vọng của họ vào đồng tiền này. Tất cả là bởi The Graph (GRT) có chức năng vượt trội trong việc tổ chức dữ liệu blockchain trên nền tảng giao thức phi tập trung. Do đó, nó cung cấp nhiều khả năng cho người dùng có thể tối đa hóa việc truy cập các dữ liệu blockchain vô cùng dễ dàng, thuận tiện nhanh chóng và đồng bộ hơn.

Chính vì vậy, với khả năng truy vấn dữ liệu cũng như có thể indexing mà The Graph (GRT) được xem có khả năng giống như Google của network Blockchain.

Cách thức hoạt động của The Graph

Dù vẫn biết đến đồng tiền điện tử nổi tiếng The Graph (GRT) này song nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về cách thức hoạt động của nó thế nào? Nó mang lại những gì cho người dùng. Vì vậy hãy xem giải pháp mà The Graph mang lại cho bạn là gì sau đây nhé.

Công nghệ.

Nếu bạn  là người dùng thì chắc hẳn bạn cũng nhận thấy rằng blockchain chưa bao giờ làm người sử dụng thất vọng bởi tính minh bạch của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng đều hiểu rằng dù có tốt đến đâu thì bất kỳ hệ thống nào cũng sẽ có lỗ hổng. Đối với hệ thống blockchain một điều hạn chế gây nhiều bất tiện cho người dùng đó là không thể dễ dàng truy vấn các dữ liệu. Nhiều người dùng đánh giá rằng nó giống như chúng ta dùng website mà không có công cụ tìm kiếm Google vậy.

Thấy được điều đó, đội ngũ phát triển dự án The Graph đã sáng tạo ra nền tảng này để tạo cho người sử dụng có khả năng truy vấn tất cả dữ liệu của họ một cách đơn giản nhất. Do đó, người sử dụng có thể dễ dàng có trong tay những thông tin hữu ích.

Có thể nói, The Graph ra đời như một ứng dụng hỗ trợ triệt để cho người dùng mang đến nguồn dữ liệu mở cho người dùng trong hệ sinh thái blockchain.

Cụ thể cách thức thực hiện của The Graph đó là thiết lập một giao thức trong đó người dùng có thể truy cập vào các dữ liệu để xây dựng hệ thống các API hay còn được biết đến là các Sub-Graph. Từ đó, các dữ liệu từ network blockchain sẽ được The Graph lấy đồng thời sắp xếp lại theo một cấu trúc nhất định. Tạo thành một hệ thống dữ liệu đồng bộ và có cấu trúc rõ ràng để người sử dụng dễ dàng truy cập tìm hiểu dực liệu khi cần.

Các dữ liệu này cũng có thể được truy xuất rất dễ dàng thông qua phương thức GraphQL. Đây là phương thức đã khá quen thuộc đối với những ông trùm trong lĩnh vực công nghệ như Facebook hay Shopify…

Bên cạnh đó, không dừng lại ở đó, The Graph còn tập trung vào việc thiết kế ra nền tảng rộng mở với nhiều Node. Nơi mà bất kỳ người dùng nào cũng có thể tự mình đăng ký tạo The Graph Node. Với điều này người dùng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và mang đến nhiều tiện lợi cho cả cộng đồng.

Hệ sinh thái của The Graph là gì ? 

Hệ sinh thái của The Graph bao gồm 4 yếu tố cơ bản, đó là Curators, Indexers, Consumers và Delegators. Trong đó: 

  • Curators: Là các nhà phát triển Sub-Graph, dữ liệu consumers hoặc là những thành viên cộng đồng. Trách nhiệm của họ là thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại dữ liệu blockchain. Đồng thời triển khai hoạt động thông báo cho Indexers những API nào bạn nên lập trên mạng lưới The Graph. Điều này sẽ giúp cho người dùng có thể kiếm được token GRT dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Indexers: Đây là các node operators. Chúng được sử dụng để stake token GRT, từ đó giúp cung cấp các hoạt động dịch vụ cho Query Processing và Indexing. Ngoài ra, Indexers sẽ nhận được các Inflation reward và Query fees.
  • Consumers: Đây  là những người dùng cuối của The Graph. Những người dùng này sẽ sử dụng Indexers để được cung cấp các dịch vụ query data. Mức phí này sẽ được chia sẻ cho các Curators, Delegators và Indexers theo tỷ lệ nhất định.
  • Delegators:  Đây là những người muốn tham gia vào việc bảo mật mạng The Graph. Tuy nhiên, họ không rành về  code hoặc họ cũng không muốn có nó để làm Indexers  hay Curators. Họ chỉ muốn tham gia và nhận phần thưởng thông qua việc ủy quyền token GRT của mình cho các Indexers.

Token GRT là gì?

GRT được xem là Token trong hệ sinh thái The Graph. Thông thường Token GRT được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Inflation reward: Đây là phần thưởng từ giá trị tăng thêm mà các cho Indexers, Curators và Delegators có thể nhận được đưa vào số Token GRT mà họ đã stake được.
  • Query fees: Đây là một loại phí được người sử dụng chi trả cho các Curators,  Delegators và Indexers. Phí này cũng giống như các loại phí trả cho dịch vụ đám mây mà chúng ta vẫn thường biết đến.
  • Protocol Sink & Burns: Đây là phần phí mà đã thu được từ Query fees được đốt cháy. Thống thường nó sẽ bắt đầu với tye lệ khoảng xấp xỉ 1 % trên tổng số mức phí truy vấn trên giao thức. Tỷ lệ này sẽ thay đổi trong tương lai chứ không chỉ tồn tại ở mức 1% như lúc bắt đầu.

Các Token GRT không phải được phân bổ đều nhau mà nó được phân bổ theo các tỷ lệ % nhất định theo từng chương trình. Trong đó, chiếm tỷ lệ phân bổ lớn nhất là Graph Foundation với tỷ lệ 58% và nhỏ nhất là Bug Bounties với tỷ lệ là 1%.

Một số thông tin công bố cho thấy tổng cung lúc đầu của Token GRT là ~1,245,666,867 GRT. Tổng Token bán đến nay là 400,000,000 preGRT. Với Giá là $0.03/preGRT. Các cá nhân chỉ được mua trong khoảng từ $1,000 đến $5,000. 

Cách kiếm và sở hữu Token GRT

Rất dễ dàng để có thể sở hữu Token GRT với những cách phổ biến nhất như: tham gia vào nền tảng The Graph và trở thành Indexer, Curator hoặc Delegator; Thực hiện Staking; tham gia đóng góp việc bảo mật mạng lưới với chương trình Bug Bounty hoặc tham gia thi hackathon.

Đội ngũ phát triển dự án

The Graph được xem mang đến một giải pháp độc đáo và hữu hiệu cho người dùng. Do đó, đội ngũ phát triển dự án này được nhiều chuyên gia đánh giá cao về năng lực sáng tạo trong công nghệ số hiện nay. Trên thực tế,, thì các nhà sáng lập The Graph đều là các tên tuổi gạo cội trong làng Dev Blockchain.

Đặc biệt, dự án cũng được nhiều tổ chức lớn hỗ trợ, đứng sau cũng như được sự ủng hộ sử dụng của nhiều nhà đầu tư tên tuổi như DCG, Coinbase Venture, …

Kết luận

Cho đến nay dù có nhiều đồng tiền điện tử mang lại hiệu quả cho người dùng song The Graph vẫn đang được xem là đồng coin mang lại được giải pháp tối ưu cho người dùng nhất hiện nay. Đây cũng là dự án mà bạn có thể cân nhắc khi muốn đầu tư vào tiền điện tử trong thời gian tới. Hãy đọc thật kỹ những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn trên đầy về đồng coin The Graph (GRT) trước khi quyết định bất cứ điều gì bạn nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây