Celer Network là dự án IEO thứ 3 mà Binance chào bán ra công chúng. Đây là một giải pháp giúp mở rộng hoạt động dựa trên các chuỗi khối hiện có. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về Celer Network nhé.
Bài viết liên quan
- Matic Network là gì ? Mua Matic coin trên sàn giao dịch nào UY tín
- ARK coin là gì ? Những vấn đề cần biết về ARK từ A đến Z
- Monero ( XMR ) là gì ? tìm hiểu thông tin về đồng coin XMR từ A – Z
Celer Network là gì ?
Celer Network là nền tảng mở rộng với mục đích cung cấp những giải pháp giao dịch off-chain thanh toán một cách nhanh chóng, thuận tiện và có tính bảo mật cao. Công nghệ này vận dụng kỹ thuật mở rộng quy mô ngoài chuỗi để đạt được hàng tỷ TPS (giao dịch mỗi giây) trong một môi trường đáng tin cậy.
Celer Network mang đến hiệu suất và sự linh hoạt, giúp người dùng dễ dàng xây dựng, vận hành và sử dụng những dApps mở rộng cao (những ứng dụng phi tập trung). Hơn thế nữa, hệ thống còn có thể tích hợp vào blockchain hiện tại hoặc tương lai một cách dễ dàng, để đạt được thông lượng và quyền riêng tư cao hơn.
Trụ sở chính của Celer Network ở Mỹ với mục tiêu mang đến khả năng mở rộng Internet cho tất cả các blockchain. Bằng việc giải quyết những vấn đề liên quan đến giá trị chuyển nhượng và hạn chế sự đồng thuận trong chuỗi như tắc nghẽn và quyền riêng tư, nền tảng Celer Network sẽ giúp đạt được khả năng mở rộng cần thiết cho blockchain.
Đặc điểm nổi bật của Celer Network
- Tốc độ giao dịch nhanh hơn gấp 100000 lần
- Phí giao dịch off-chain bằng 0
- Tăng tốc độ giao dịch, hỗ trợ cả thanh toán và hợp đồng thông minh
- Giảm phí giao dịch micro-payment hàng trăm lần nếu so sánh với mạng lưới blockchain của Ethereum
- Khi có thêm các nodes tham gia, có khả năng mở rộng theo chiều ngang
- Tối ưu hóa cho thuật toán thanh toán off-chain
- Mô hình kinh tế điện tử ngoài chuỗi đầu tiên trên toàn thế giới đảm bảo được khả năng an toàn và có tính thanh khoản cao
- Hỗ trợ Ethereum, DFINITY cũng như tất cả các EVM Ethereum Virtual Machine dựa trên nền tảng blockchain.
Chiến lược thương mại và kỹ thuật
Celer Network sử dụng kỹ thuật ngoại tuyến, cho phép các bên tham gia thực hiện hợp đồng trong môi trường không cần lòng tin. Nhóm nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ phương pháp này vì họ tin rằng điều này hiệu quả trong việc hỗ trợ khả năng mở rộng của dApps.
Celer Network bao gồm một kiến trúc toàn ngăn xếp, được đặt tên là cStack, và chia thành 4 mô-đun riêng biệt. Mỗi mô-đun có một chức năng điển hình và cũng có tính linh hoạt để áp dụng các triển khai hoặc thay đổi mới khi cần thiết.
- cChannel – Lớp nền tảng tương tác với blockchain và các lớp trên. Chúng sử dụng các kỹ thuật kênh trạng thái và sidechain, rất quan trọng với những giao thức có quy mô ngoài chuỗi.
- cRoute sử dụng định tuyến cân bằng phân tác DBR để phân phối lưu lượng thanh toán, đạt thông lượng cao hơn 15 lần so với những giải pháp hiện có. DBR làm trung gian cho hiệu suất tầm thường của những thuật toán định tuyến đường đi ngắn nhất và cải thiện cân bằng kênh, phân cấp, khả năng phục hồi cũng như quyền riêng tư.
- cOS là hệ điều hành dApps off-chain chạy trên khung phát triển SDK và hệ thống thời gian chạy, cho phép những nhà phát triển xây dựng và vận hành các giao thức ngoài chuỗi một cách dễ dàng.
- cEconomy là mô hình kinh tế để cân bằng sự đánh đổi giữa khả năng mở rộng ngoài chuỗi so với tính thanh khoản và tính sẵn có. Mục tiêu của cEconomy là tạo hiệu ứng mạng cũng như cung cấp thanh khoản ổn định trên hệ thống với 3 thành phần quan trọng là bằng chứng về cam kết thanh khoản, đấu giá thanh khoản, mạng lưới giám hộ.
CELR Token là gì?
CELR là đơn vị trao đổi được sử dụng trong Celer Network. Ngày 19/03/2019. CELR được mở bán công khai trên Binance Launch.
- Tên: CELR Token, ký hiệu là CELR.
- Loại token: ERC-20
- Tổng cung token: 10.000.000.000 CELR
- Cung lưu thông ban đầu là 2% tổng nguồn cung
Những chức năng chính của CELR Token
- Tiền tệ/thanh toán: CELR Token lưu hành trên mạng sẽ được sử dụng nhằm tạo điều kiện cho các khoản phí phát sinh bởi người dùng nền tảng Celer Network. Chúng được dùng để trả phí sử dụng dịch vụ và phí giao dịch.
- Cổ phần / Khai thác: Người dùng cũng sẽ kiếm được token CELR thông qua quy trình khai thác PoLC bằng cách khóa token của họ trong mạng. Số lượng token kiếm được sẽ tăng theo giá trị và thời gian khóa.
- Cho vay và vay: CELR Token được sử dụng trong việc cho vay theo đám đông dựa trên những mức lãi suất khác nhau thông qua mô hình LiBA, ưu tiên cho những người nắm giữ token.
- Bảo hiểm: Người dùng CELR có thể đặt token của họ vào SGN và kiếm phí bằng cách giúp những người mua bảo hiểm bảo vệ trạng thái của họ khi ngoại tuyến. Người mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả một khoản phí cho dịch vụ này.
Cách kiếm đồng CELR
Tương tự như các đồng tiền điện tử khác, bạn có thể mua trực tiếp trên các sàn giao dịch.
Bạn tham gia vào Celer Network và thực hiện các nhiệm vụ để nhận được phần thưởng.
Đội ngũ phát triển Celer Network
Người sáng lập
- Tiến sĩ Mo Dong là người đồng sáng lập. Ông là một chuyên gia về hệ thống phi tập trung, mạng blockchain cùng các ứng dụng lý thuyết trò chơi trong thiết kế giao thức với hơn 10 năm kinh nghiệm. Ông là nhân viên sáng lập và quản lý sản phẩm của Veriflow, cũng là nơi ông lãnh đạo một nhóm xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống phân tán và xác minh có khả năng mở rộng cao.
- Tiến sĩ Junda Liu cũng là người đồng sáng lập Celer Network, ông có bằng tiến sĩ khoa học máy tính từ UC Berkeley và có 6 bằng sáng chế của Hoa Kỳ. Ông đã có hơn 7 năm làm việc ở Google với chức danh là kỹ sư phần mềm, và cũng đã khởi nghiệp thành công một số dự án như B4, Jupiter và Project Fi với doanh thu là 100 triệu đô la mỗi năm. Ông đã có nhiều đóng góp cho các tài liệu nghiên cứu về mạng hiệu suất cao và quy mô lớn.
- Tiến sĩ Xiaozhou Li là người đồng sáng lập, có hơn 7 năm kinh nghiệm. Ông có bằng tiến sĩ chuyên ngành khoa học máy tính ở Đại học Princeton.Trước đây, ông đã từng thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật của các dự án với các hoạt động multi-billion ở Barefoot Network. Lĩnh vực nghiên cứu mà ông đã tham gia gồm các hệ thống phân tán, mạng, lưu trữ và chuyên phát triển những thuật toán cùng giao thức có thể mở rộng.
- Quingkai Liang cũng là người đồng sáng lập Celer Network, ông có bằng tiến sĩ mạng máy tính ở MIT. Ông là chuyên gia về hệ thống mạng với hơn 5 năm kinh nghiệm, chuyên môn chính của ông là các thuật toán học trực tuyến và xây dựng mạng có độ trễ cực thấp.
Cố vấn
Hiện tại có 3 cố vấn cho dự án Celer Network
- Christos Kozyrakais là Giáo sư ở Đại học Stanford, Fellow ACM và IEEE
- Alan Mishchenko là nhà khoa học nghiên cứu ở UC Berkeley
- Shoucheng Zhang là giáo sư ở Đại học Stanford, và cũng là người sáng lập Danhua Capital
Nhà đầu tư
- FBG Capital là công ty quản lý tài sản kỹ thuật số tập trung vào các dự án dựa trên blockchain. Họ đã đầu tư vào rất nhiều dự án như Libra Credit Network, Eximchain, Republic Protocol,…
- Danhua Capital là quỹ đầu tư chủ yếu vào công ty ở giai đoạn đầu và giai đoạn tăng trưởng với công nghệ đột phá. Những khoản đầu tư trong quá khứ bao gồm vòng hạt giống Polychain, Fcoin, Libra Credit Network, Ankr Network,…
- Pnatera Capital là một quỹ đầu tư tập trung vào dự án mạo hiểm, token cũng như các dự án liên quan đến blockchain, tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử.
Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bạn cũng đã có cái nhìn tổng quan về Celer Network, từ đó có những chiến lược đầu tư phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận cho bản thân.