QuarkChain là một blockchain an toàn, không bị ràng buộc, có thể mở rộng và phân cấp. Một trong những mục tiêu của QuarkChain là sử dụng công nghệ Sharding để cung cấp hơn 1 triệu giao dịch mỗi giây.
Bài viết liên quan
- Dentacoin (DCN) là gì ? Thông tin về đồng coin DCN
- Giới thiệu về Linkey ( LKY ) : Từ A đến Z cho người mới bắt đầu chơi Crypto
- Mithril (MITH) là gì ? Thông tin về đồng coin MITH
Về cơ bản, các thị trường QuarkChain tự coi mình là một blockchain (chuỗi khối) ngang hàng với dung lượng lớn giúp phân phối các ứng dụng phân cấp một cách nhanh chóng và an toàn. Đội ngũ đứng sau QuarkChain đã tạo ra blockchain này để giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng mà tất cả các blockchain chính hiện đang phải đối mặt. Đội ngũ này nhận thấy vì tính cấp bách của vấn đề đó, cộng đồng Bitcoin thật sự không thể chờ đợi cho đến khi tất cả mọi người đều đồng thuận với một giải pháp. Thay vào đó, họ cảm thấy rằng bằng cách cung cấp các giải pháp khác nhau, chẳng hạn như một giải pháp có sẵn trong QuarkChain, giải pháp này buộc cộng đồng phải chia tách thông qua một Hard Fork (phiên bản cập nhật phần mềm mới bắt buộc thay thế phiên bản cũ) và tìm giải pháp hoạt động tốt nhất.
So sánh sự khác biệt giữa QuarkChain và các blockchain khác
Về khả năng mở rộng
Như đã đề cập, QuarkChain dựa vào công nghệ Sharding cho phép nó cung cấp hơn 1 triệu giao dịch/giây (tps). Nếu so sánh thì Bitcoin 1.0 chỉ cung cấp 4 giao dịch/giây và Ethereum 2.0 chỉ có 10 giao dịch/giây. Ngay cả Visa, tính đến tháng 8 năm 2016, cũng chỉ có 65.000 giao dịch/giây.
Lý do chính khiến khả năng mở rộng và số lượng giao dịch mỗi giây của QuarkChain cao là việc sử dụng công nghệ Sharding chung với các giá trị blockchain cốt lõi, như bảo mật và phân cấp. Đội ngũ đứng sau QuarkChain bao gồm các thành viên từng làm việc trong những dự án như Google và Facebook, đã tạo cho họ kinh nghiệm đối với việc phát triển các hệ thống phân tán quy mô lớn. Nói cách khác, điều này cung cấp cho họ kiến thức về những phương pháp cung cấp khả năng mở rộng cho các hệ thống tập trung, mà sau đó, đội ngũ QuarkChain có thể áp dụng vào hệ thống phi tập trung của mình.
Về số lượng giao dịch mỗi giây
Số giao dịch/giây cao không phải là yếu tố quan trọng duy nhất. Trong phần FAQ (trả lời các câu hỏi thường gặp), QuarkChain chỉ ra những dự án khác cũng từng đạt được số giao dịch/ giây ấn tượng, và giải thích rằng đây không phải là số đo duy nhất được xem xét đến khi nhìn vào một mạng lưới (network). Nhóm nghiên cứu này của QuarkChain chỉ ra rằng một số dự án hiện đang tiến hành đòi hỏi tốc độ số giao dịch/giây cao, chẳng hạn như Alipay, phải hy sinh về bảo mật và phân cấp để đạt được khả năng mở rộng đó. QuarkChain nổi bật so với các dự án này ở chỗ nó có khả năng mở rộng cho số giao dịch mỗi giây lên cao mà không bị mất bảo mật hoặc phân cấp.
Về những yếu tố khác
Các “thợ đào” (miner) yếu được khuyến khích “đào” (khai thác) trực tiếp chứ không trở thành một phần của một “mỏ đào” (mining pool). QuarkChain đã phát triển một khung thúc đẩy sử dụng lý thuyết trò chơi. Trong khuôn khổ này, sức mạnh tính toán (hash power) được thúc đẩy để việc phân bổ giữa các mảnh (shard) được công bằng.
Ngoài ra, QuarkChain khuyến khích gia tăng phân cấp thông qua nhiều nút giá trị thấp (cheap node) rồi sau đó tạo ra một cụm hoạt động như một nút siêu đầy đủ (super-full node). Điều này ngăn chặn những chi phí cao liên quan đến các nút siêu đầy đủ khi số giao dịch trên giây đạt mức cao.
Về mặt bảo vệ, tất cả các giao dịch trong QuarkChain đều có bảo vệ 50% sức mạnh tính toán của mạng. Điều này khiến cho những cuộc tấn công gian lận lặp chi rất khó xảy ra, đặc biệt là khi nó được kết hợp với tính chất phi tập trung của QuarkChain.
QuarkChain còn hỗ trợ thêm cho các giao dịch cross-shard (địa chỉ đầu vào và đầu ra nằm trên các shard khác nhau) và chỉ cần một tài khoản cho tất cả các shard (mảnh). Các giao dịch cross-shard này có thể được xác nhận trong vòng vài phút và được phát hành bất cứ lúc nào. Ngoài ra, thông lượng của các giao dịch cross-shard sẽ gia tăng tuyến tính với sự gia tăng về số lượng shard. Ngoài việc chỉ cần một tài khoản duy nhất cho tất cả các shard, cũng duy nhất một chiếc ví thông minh nắm giữ tất cả các đồng tiền điện tử crypto từ các shard khác nhau.
QuarkChain dựa vào cấu trúc blockchain hai lớp. Các chuỗi khối blockchain được phân mảnh ra nhiều thiết bị lưu trữ được gọi là các shard (mảnh) là lớp đầu tiên, còn lớp thứ hai là một blockchain gốc xác nhận các khối của các shard (mảnh).
Cộng đồng có thể tham gia QuarkChain như thế nào?
QuarkChain thực sự cung cấp nhiều cách để những người quan tâm đến dự án tham gia vào cộng đồng này. Các testnet (mạng thử nghiệm) đã sẵn có từ tháng 5 năm 2018. Trước đó, người ta đã tìm 100 tình nguyện viên trong cộng đồng để mời tham gia thử nghiệm bản beta. Tất cả các ứng viên có kinh nghiệm lập trình blockchain cộng với một nền tảng kỹ thuật mạnh mẽ đều được hoan nghênh.
Mã token QuarkChain
Mã token QuarkChain là gì?
Mã token QuarkChain được gọi là QKC và là mã token tương thích với ERC-20 phân phối thông qua blockchain Ethereum. Sau khi khởi động mạng chính thức (mainnet) QuarkChain, quá trình premining (nhà sáng lập đào sẵn đồng tiền của mình trước khi công bố rộng rãi nó) sẽ biến các mã token QKC này thành các mã token của mạng chính thức mainnet. Trong tương lai, các thợ đào sẽ sản xuất mã token QKC.
Có tổng cộng 10 tỷ QKC được cung cấp. Trong số này, 20 phần trăm được phân bổ cho việc bán mã token, 15 phần trăm cho nhóm, 5 phần trăm cho các cố vấn, và 15 phần trăm cho người sáng lập. 45% còn lại được chia cho thợ đào, người tiếp thị và cộng đồng. Dự án QuarkChain lưu ý rằng việc khai thác (đào) có thể dẫn đến lạm phát nhỏ trong tương lai.
Làm thế nào để mua mã token QuarkChain QKC
Bạn không thể mua QKC với đồng tiền pháp định, vì vậy trước tiên bạn sẽ cần mua một loại tiền tệ khác – dễ mua nhất là Bitcoin hoặc Ethereum – những loại đồng tiền bạn có thể thực hiện tại Coinbase bằng chuyển khoản ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ / thẻ tín dụng và sau đó giao dịch đồng tiền đó với QKC tại một sàn giao dịch có niêm yết mã token này.
Một khi bạn đã mua Ethereum, bạn có thể giao dịch với mã token QKC tại các sàn giao dịch sau:
- Binance
- Kucoin
- Idex
- Gate.io
Giá QuarkChain (QKC) Hôm Nay: Mua & Bán QuarkChain (QKC) Trên Sàn Uy Tín
Những loại DApps nào sẽ được QuarkChain hỗ trợ?
Một phần quan trọng của bất kỳ blockchain nào là dApps mà nó hỗ trợ. QuarkChain Network công khai chào đón một loạt các dApps, tập trung vào những người yêu cầu có tỷ lệ giao dịch cao. Ví dụ bao gồm dApp liên quan đến quảng cáo, dữ liệu lớn, AI, IoT, các nền kinh tế chia sẻ ngang hàng và các trò chơi. QuarkChain cảm thấy rằng nó sẽ là giải pháp hoàn hảo cho phạm vi hiện tại của các dApps ngày nay trong khi chờ đợi một mạng blockchain với khả năng mở rộng giống như họ cần để đạt được tiềm năng của họ.
Lộ trình của QuarkChain
Các hoạt động chính trên QuarkChain bắt đầu vào quý 2 năm 2017 với nghiên cứu về vấn đề khả năng mở rộng của blockchain. Trong quý 4 năm đó, nhóm nghiên cứu đã soạn thảo Sách trắng (whitepaper). Vào tháng 2 năm 2018, họ phát hành Sách trắng và hoàn tất mã xác minh 0.1. Tháng 3 năm 2018 chúng ta đã nhìn thấy được phiên bản 0.1 của cả ví và mạng thử nghiệm testnet.
Bây giờ trong qúy 2, nhóm nghiên cứu đang làm việc trên mạng thử nghiệm 1.0 và hợp đồng thông minh 0.1. Trong quý 4 năm 2018, nhóm sẽ có lõi QuarkChain Core 1.0, cùng với mạng chính thức mainnet 1.0 và ví SmartWallet 1.0. Đến quý 2 năm 2019, cả ví SmartWallet và lõi QuarkChain Core sẽ có phiên bản 2.0.
Kết luận
Như vậy, QuarkChain là một mạng lưới blockchain phi tập trung nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng cho các mạng hiện có bằng việc sử dụng công nghệ sharding. Với cách này, QuarkChain có thể mở rộng đáng kể tính hữu ích của công nghệ blockchain vì hiện nay, nhiều ứng dụng vẫn còn bị giới hạn bởi khả năng mở rộng của các mạng blockchain. Dự án vẫn đang được tiến hành, nhưng QuarkChain đã thực hiện nhiều bước tích cực, bắt đầu thử nghiệm beta dựa trên lời mời cho mạng thử nghiệm testnet, và cho thấy sự tiến bộ cũng như tiềm năng đáng kể.